Con trẻ bướng bỉnh, cha mẹ phải xử lí thế nào?

Con trẻ bướng bỉnh, cha mẹ phải xử lí thế nào?

Nếu biết cách dạy trẻ bướng bỉnh, cha mẹ có thể rèn luyện tính tự lập cho trẻ và sửa chữa những nhược điểm của chúng. Dưới sự hướng dẫn của bố mẹ, bé không chỉ hợp tác hơn mà còn trở nên rất thông minh và có chính kiến. Đôi khi có thể khó để nuôi dạy một đứa trẻ bướng bỉnh, không vâng lời. Tuy nhiên, những đứa trẻ này thường là những đứa trẻ thông minh, độc lập và tự chủ. Chỉ cần hiểu con và có phương pháp dạy con hết bướng bỉnh phù hợp, bạn có thể giúp bé phát huy những điểm mạnh này và giảm bớt tính bướng bỉnh.

Hãy lắng nghe con

Hãy lắng nghe con

Nếu bạn muốn con lắng nghe bạn, bạn phải sẵn sàng lắng nghe chúng trước. Những đứa trẻ bướng bỉnh thường có rất nhiều ý kiến và có xu hướng tranh luận. Chúng có thể trở nên bất chấp nếu cảm thấy không được người lớn lắng nghe. Khi trẻ khăng khăng làm hoặc không làm gì đó, hãy lắng nghe con; và nói chuyện cởi mở về những vấn đề của con. Hãy tiếp cận trẻ một cách bình tĩnh và không đối đầu.

Ngừng ép buộc

Khi bạn ép trẻ làm việc gì đó theo ý muốn của mình, chúng có xu hướng nổi loạn; và làm mọi thứ chúng trở nên rối tung. Ví dụ, việc ép buộc đứa con 6 tuổi đang xem TV phải đi ngủ, sẽ không giúp ích gì. Thay vào đó, ngồi với bé và thể hiện sự quan tâm đến những gì bé đang xem. Khi bạn tỏ ra quan tâm đến sở thích của trẻ; chúng sẽ có xu hướng thực hiện các yêu cầu của bố mẹ một cách thoải mái nhất.

Gợi ý các sự lựa chọn cho con

Trẻ em có suy nghĩ của riêng mình và thường không thích bị sai bảo phải làm gì. Nói với đứa con bướng bỉnh 4 tuổi của bạn rằng bé phải ở trên giường trước 9 giờ tối; và tất cả những gì bạn sẽ nhận được sẽ là sự ồn ào, ầm ĩ. Thay vì ép buộc, hãy đưa ra cho trẻ các lựa chọn. Thay vì bảo trẻ đi ngủ, hãy hỏi bé xem muốn đọc truyện A hay B trước đi ngủ.

Gợi ý các sự lựa chọn cho con

Hãy bình tĩnh

Quát tháo với một đứa trẻ đang la hét, khóc lóc sẽ dần biến một cuộc trò chuyện bình thường giữa cha mẹ và con cái thành một ‘’trận đấu”. Điều này sẽ chỉ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Hãy giúp con hiểu sự cần thiết của một cuộc chuyện trò bình tĩnh hoặc cư xử một cách lễ độ, điềm đạm.

Tôn trọng con

Con có thể không chấp nhận quyền hạn của ba mẹ nếu luôn ép buộc; hay ra lệnh cho bé nên việc cho trẻ thấy bạn tôn trọng ý kiến của con là rất quan trọng. Bạn có thể thể hiện sự tôn trọng con để bé hợp tác hơn qua một số cách sau:

  • Hợp tác với con chứ không yêu cầu con tuân theo chỉ thị của mình
  • Đưa ra những quy tắc nhất quán với tất cả các con và không tùy tiện phá bỏ những quy tắc này
  • Lắng nghe cảm xúc, suy nghĩ của con
  • Để con tự làm những gì nằm trong khả năng của con. Điều này thể hiện cho bé thấy bạn tin tưởng con nữa đấy.
  • Không nói dối và giữ lời hứa với con
  • Làm gương cho con. Nếu bạn muốn con làm một việc gì, hãy làm trước để bé có thể quan sát và làm theo.

Đàm phán

Đàm phán khi con bướng bỉnh

Đôi khi, cần phải thương lượng với con. Một đứa trẻ bướng bỉnh có thể phản ứng tiêu cực nếu không được bố mẹ đáp ứng những mong muốn. Nếu bạn muốn bé lắng nghe mình, bạn cần phải biết điều gì khiến bé phản ứng như vậy. Đàm phán không nhất thiết có nghĩa là bạn luôn nhượng bộ trước những đòi hỏi của trẻ. Nó chứng tỏ sự chu đáo và quan tâm của bạn dành cho bé.

Tạo môi trường tốt tại nhà

Trẻ học thông qua quan sát và trải nghiệm. Nếu bé thấy cha mẹ mình thường xuyên cãi nhau, chúng sẽ bắt chước. Sự bất hòa trong hôn nhân giữa cha mẹ có thể dẫn đến một môi trường căng thẳng trong nhà; ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của những đứa trẻ.

Tìm hiểu quan điểm của trẻ

Tìm hiểu quan điểm của trẻ

Để hiểu rõ hơn về hành vi bướng bỉnh của con, bạn hãy cố gắng nhìn nhận tình huống từ góc độ của bé. Bạn có thể thử đặt mình vào vị trí của con và cố gắng tưởng tượng những gì bé phải trải qua. Ba mẹ càng hiểu rõ con thì càng có thể thay đổi tính bướng bỉnh của con tốt hơn.

Dù không đồng tình với các yêu cầu của con, bạn cũng hãy thông cảm và thấu hiểu cảm xúc của bé. Bạn hãy cho bé biết mình có thể hiểu được sự thất vọng, tức giận hoặc bực bội của con dù không đáp ứng yêu cầu của bé.

Hãy hướng con tới phản ứng tích cực

Đôi khi, bạn có thể nổi nóng khi con thường xuyên có những hành vi bướng bỉnh, tiêu cực, chống đối với mình. Tuy nhiên, phản ứng tiêu cực từ bạn sẽ chỉ khiến trẻ ngày càng hướng theo sự tiêu cực này. Con luôn bướng bỉnh, không nghe lời có thể do bạn cũng đã thường xuyên nóng nảy hay từ chối những mong muốn chính đáng của bé đấy.

Hãy hướng con tới phản ứng tích cực

Vậy nên để trẻ hợp tác hơn, bạn hãy cố gắng hướng hành vi của trẻ theo chiều hướng tích cực. Một cách để ba mẹ có thể có phản ứng vui vẻ, tích cực từ trẻ là hỏi con những câu tích cực như “Con thích đi đạp xe không?”, “Con thích ăn kem không?” hay “Con thích đi tưới cây không?”. Những câu hỏi này thường sẽ gợi được phản ứng hào hứng, vui vẻ từ bé và giúp bé có cảm giác mình được lắng nghe. Khi đã vui vẻ, tích cực, bé sẽ ngoan ngoãn, hợp tác với bạn hơn đấy.

Nguồn: 24h.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *