Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 8 có nguy hiểm đến thai nhi?

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 8 có nguy hiểm đến thai nhi?

Bất cứ một người làm cha làm mẹ nào đều mong muốn những điều tốt nhất cho con mình kể từ khi bé còn trong bụng mẹ. Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có những biến đổi về hormon. Điều này khiến họ trở nên nhạy cảm và trải qua nhiều điều bất thường hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, việc khám thai định kì là vô cùng cần thiết để theo dõi tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Trong đó, việc theo dõi và chăm sóc thai kì trong ba tháng cuối là vô cùng cần thiết. Bởi trong giai đoạn này, đặc biệt là vào những ngày gần sinh, mẹ bầu sẽ thay đổi cả về tâm sinh lý. Thậm chí, rất nhiều thai phụ luôn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức trong những tháng cuối của thai kỳ. Chính vì vậy, thai nhi cần được theo dõi thường xuyên hơn trong tam cá nguyệt thứ ba. Nhờ vậy, các bác sĩ mới biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi và nhận viết được dấu hiệu chuyển dạ.

Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng là vấn đề rất nhiều mẹ gặp phải. Càng về cuối thai kỳ, tình trạng căng cứng càng xuất hiện với tần suất dày đặc hơn. Vậy, đâu là nguyên nhân và cách xử lý thế nào? Cùng OKZ tìm hiểu ngay, mẹ bầu nhé!

Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng – Nguyên nhân vì sao?

Yếu tố cảm xúc

Theo các chuyên gia sản khoa, cảm xúc của mẹ bầu thay đổi là nguyên nhân dẫn đến việc mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng. Bất cứ cảm xúc đột ngột, dù là hạnh phúc hay buồn bã đều có thể làm bụng gò cứng. Tuy nhiên, nếu những cơn gò này chỉ xuất hiện đơn lẻ. Không đi kèm các triệu chứng thai kỳ nguy hiểm như chảy máu âm đạo, đau lưng khi mang thai,… Cho nên mẹ bầu không cần quá lo nhé!

Nguyên nhân bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 8
Nguyên nhân bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 8

Các yếu tố khác

Bên cạnh yếu tố cảm xúc, mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng cũng có thể vì những vấn đề sau:

  • Áp lực lên tử cung: Cùng với sự phát triển của thai nhi, áp lực lên tử cung và các bộ phận khác cũng lớn dần. Ở tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi còn nhỏ nên mẹ sẽ không cảm thấy rõ ràng. Nhưng sang tam cá nguyệt thứ 3, những áp lực này sẽ làm mẹ bầu dễ nhận thấy những cơn gò cứng bụng.
  • Chuyển động của thai nhi: Mẹ sẽ nhận thấy những cơn gò nhẹ trên bụng. Mỗi lần cục cưng trong bụng đạp, hoặc xoay người.
  • Táo bón khi mang thai: Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng cũng có thể do táo bón. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, táo bón khi mang thai có thể tích tụ chất độc trong cơ thể. Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Hơn nữa, việc mẹ phải dùng sức rặn mỗi lần đi vệ sinh. Nhất là trong những tháng cuối còn làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai.
  • Mẹ bầu bị mất nước: Một số trường hợp cơ thể bị mất nước khi mang thai cũng gây ra các cơn gò.
  • Bàng quang đầy: Không kịp thời “giải phóng” lượng nước khi bàng quang đã đầy. Đây cũng có thể “kích hoạt” các cơn gò cứng bụng.
  • Xoa bụng bầu quá nhiều: Hành động này có thể tạo ra các kích thích lên tử cung, dẫn đến các cơn gò. Thậm chí trong một số trường hợp có thể gây sinh non. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách massage đúng khi mang thai.

Xử nhanh trong trường hợp mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng

Tùy theo nguyên nhân, cách xử lý các trường hợp mang thai tháng thứ 8 căng cứng bụng cũng sẽ khác nhau. Trường hợp gò bụng do cảm xúc, do chuyển động của thai nhi. Mẹ bầu chỉ cần nằm nghỉ ngơi chờ các cơn gò đi qua. Nếu nguyên nhân là do táo bón khi mang thai, mẹ bầu sẽ cần bổ sung thêm chất xơ vào thực đơn dinh dưỡng của mình.

Nhiều trường hợp mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng chỉ cần ngồi nghỉ, cơn gò sẽ tự động “lặn mất tăm".
Nhiều trường hợp mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng chỉ cần ngồi nghỉ, cơn gò sẽ tự động “lặn mất tăm”

Trường hợp mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng đi kèm với những triệu chứng đau lưng dưới. Thay đổi dịch âm đạo, chuột rút ở vùng bụng dưới…. Bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay. Đó có thể là dấu hiệu chuyển dạ điển hình.

Mẹ cần làm gì để hạn chế tình trạng bụng căng cứng vào tháng thứ 8?

Để chuẩn bị tốt nhất trước khi bé chào đời, mẹ nên tham khảo một số cách dưới đây. Nó sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng:

  • Nạp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả hai mẹ con.
  • Tập thể dục, đi bộ hoặc tập yoga đều đặn để nâng cao thể lực và trí lực.
  • Trò chuyện cùng chồng để tâm trạng được thư giãn cũng là một cách hạn chế căng cứng bụng.
  • Khám thai định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ.
  • Hạn chế các hoạt động tiếp xúc với hoá chất như nhuộm tóc, sơn móng tay.

Tạm kết

Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng không phải là dấu hiệu nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần chú ý theo dõi vì đã gần đến thời điểm chuẩn bị sinh. Đặc biệt, các mẹ có tiền sử sinh non, sảy thai. Khi thấy những cơn gò bất thường phải nhanh chóng đến bệnh viện để được theo dõi ngay.

Mẹ cũng có thể tìm hiểu thêm vầ dấu hiệu chuyển dạ. Để dễ dàng phân biệt các trường hợp căng cứng bụng thông thường và những trường hợp gò cứng bụng sắp sinh.

Nguồn: huggies.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *