Bỏ túi mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông!
Mùa đông là một trong những khoảng thời gian khó khăn cho các bà mẹ khi mà con trẻ, nhất là trẻ sơ sinh có thể gặp rất nhiều các vấn đề về sức khỏe bởi thời tiết và nhiệt độ. Bên cạnh đó, do trẻ sơ sinh còn chưa hoàn thiện hết các chức năng của hệ hô hấp hay tuần hoàn, cơ chế phòng bệnh của trẻ cũng đang còn rất yếu. Chính vì thế các bậc cha mẹ cần nắm bắt những kiến thức cơ bản, các mẹo nhỏ trong việc giữ ấm, chăm sóc và phòng tránh các căn bệnh thời tiết cho con! Ngày hôm nay, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về những típ chăm sóc cơ bản cho trẻ sơ sinh vào mùa đông nhé!
Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông
Giữ ấm là điều đầu tiên cha mẹ cần lưu ý. Trẻ sơ sinh không giống như người lớn vì khả năng điều chỉnh thân nhiệt của trẻ còn kém. Trẻ không có khả năng tự tăng nhiệt độ cơ thể khi bị mất nhiệt. Nếu thấy con đổ quá nhiều mồ hôi thì có thể bé đang hơi nóng một chút. Khi đó mẹ phải dùng khăn khô để lau mồ hôi cho bé.
Quy tắc 4 ấm 1 lạnh
Việc lau mồ hôi cho trẻ thường xuyên rất quan trọng vì nếu không mồ hôi có thể sẽ thấm ngược vào trong cơ thể và khiến bé bị cảm lạnh. Từ cảm lạnh có thể sẽ dẫn đến viêm phổi. Mặc quá nhiều quần áo dễ khiến trẻ ra nhiều mồ hôi, không những thế còn khiến trẻ rất khó chịu Có một nguyên tắc về việc mặc quần áo cho trẻ mà bạn có thể tham khảo, đó chính là quy tắc: 4 ấm 1 lạnh.
Bốn ấm có nghĩa là:
- Tay ấm: Sau khi mặc quần áo cho con xong, kiểm tra bàn tay con, cần giữ ấm cho bàn tay của con nhỏ.
- Bụng ấm: Phải luôn giữ cho bụng của con được ấm để bảo vệ dạ dày cũng như hệ tiêu hóa của trẻ.
- Lưng ấm: Phần lưng cũng cần giữ ấm, nhưng nên đủ ấm, tránh ra mồ hôi sẽ làm ngấm vào cơ thể trẻ và gây ra cảm lạnh ở trẻ nhỏ.
- Bàn chân ấm: Cần giữ cho đôi bàn chân của trẻ ấm vì đây là nơi có nhiều huyệt và mạch.
Bạn dùng tay kiểm tra bốn bộ phận này của trẻ sơ sinh có được ấm hay không. Nếu thấy ấm có nghĩa là trẻ đã mặc đủ ấm.
Còn 1 phần lạnh là phần đầu của trẻ. Thật ra không phải là lạnh mà là mát mẻ thì đúng hơn. Ám chỉ phần đầu của trẻ không cần phải trùm kín mít và chỉ để lộ gương mặt. Phần đầu của trẻ bạn có thể để lộ ra để trẻ cảm thấy thoải mái và tránh gió là được.
Vệ sinh, tắm rửa cho trẻ
Trời mùa đông việc chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông các mẹ thường hay sợ bé lạnh nên thường đóng bỉm cho bé suốt ngày đêm hoặc tắm bé tại nhà bạn hãy chú ý đến đèn sưởi đã bật hay tắt. Tuy nhiên đây không phải là cách bảo vệ bé hữu hiệu, thậm chí là một sai lầm phổ biến, đáng trách.
– Với trẻ mới sinh đến 1 tuần tuổi thì việc tắm hàng ngày rất cần thiết, vì lúc này cơ thể trẻ vẫn còn nhiều chất gây bám và cách chất của dịch ở rốn rất dễ gây nhiễm trùng cho bé, nếu không được tắm sạch trẻ dễ bị bít lỗ chân lông, gây viêm nhiễm.
– Khi tắm cho bé, cần chú ý đóng kín cửa phòng, tránh đặt chậu tắm ở nơi có gió lùa, nếu dùng điều hòa thì nên bật trước đó khoảng 20 phút cho nhiệt độ trong phòng ấm lên.
– Nhiệt độ nước để tắm cho trẻ bằng với nhiệt độ cơ thể (36-37 độ C). Đối với trẻ trên 15 ngày tuổi trở đi thì không nhất thiết phải tắm hàng ngày, có thể để 1-2 ngày tắm một lần. Thời gian tắm trẻ sơ sinh không quá 15 phút.
Mẹo khi cho bé bú
– Nên cho bé bú trong phòng kín gió nhưng thoáng đãng, đắp một tấm chăn nhẹ cho cả hai mẹ con khi cho bé bú.
– Vào mùa đông chăm sóc bé cần được bú no để sản sinh nhiệt lượng đủ để làm ấm cơ thể nên bạn cần thật lưu ý xem bé có bị “bỏ đói” không. Các bé sơ sinh thường mất khoảng 20 phút cho một lần bú mẹ đủ no, mỗi lần “mút ti” kéo dài khoảng 2 – 3 phút.
– Nếu bé chỉ bú mẹ khoảng 10 phút rồi nhất quyết không chịu bú tiếp thì bạn cần cân nhắc đến việc cho bé ăn thêm sữa công thức hoặc đổi loại sữa khác nếu như bé đã dùng sữa công thức rồi.
– Nếu vừa bú chưa bao lâu đã ngủ thì bé thường ngủ không ngon giấc hoặc bị tỉnh giấc giữa chừng. Trong trường hợp này, bạn nên chú ý luyện cho bé ăn ngủ đúng giờ và cho bé bú thêm khi nửa chừng thức dậy.
Chăm sóc da cho bé
Trong mùa đông, da của trẻ sơ sinh trở nên rất khô. Để làn da của bé mềm mại và không bị phát ban, phải giữ da bé luôn khô thoáng và sạch sẽ. Thay tã liên tục cho trẻ. Dùng phấn rôm trên bộ phận sinh dục và lưng để ngăn ngừa phát ban. Ngoài ra, quần áo ướt có thể gia tăng nguy cơ cảm lạnh và sốt.
Cần dưỡng ẩm da
Da của trẻ sơ sinh thay đổi trong mùa đông. Vì vậy, đừng quên chăm sóc da cho bé. Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm cho bé. Đừng quên thoa dầu dưỡng trước khi tắm bé. Dầu sẽ làm mềm da, giữ bé được ấm áp.
Ở trong nhà tránh gió và thay đổi nhiệt độ
Trong mùa đông, quan trọng là để bé ở trong nhà. Mùa đông không tốt cho sức khỏe của cả bà mẹ mới sinh và em bé. Nếu mẹ uống đồ uống hoặc có cái gì đó lạnh, ngay cả em bé cũng sẽ bị ảnh hưởng (khi cho con bú). Vì vậy, để tránh những vấn đề sức khỏe và chăm sóc cho trẻ sơ sinh; nên ở trong nhà càng nhiều càng tốt trong mùa đông. Nếu muốn, bạn có thể ngồi dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp trong ngày; để hấp thụ vitamin D và cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn trên da và quần áo.
Xử lý khi trẻ bị cúm
Giảm nghẹt mũi
Khi bị cảm cúm, tình trạng nghẹt mũi không những làm cho bé khó chịu; mà còn có thể cản trở hô hấp, khiến bé khó khăn trong việc ngủ và bú. Lúc này mẹ nên dùng bóng hút mũi hút chất nhầy từ mũi để bé hít thở dễ dàng hơn. Đầu tiên hãy nhỏ nước muối sinh lý vào mũi; để làm ẩm và lỏng các chất nhầy, đặt bé nằm trên gối cao; sau đó bóp bóng để đẩy tất cả không khí ra; rồi đưa đầu hút vào trong mũi bé rồi từ từ nhả bóng.
Lấy giấy lau sạch đầu hút rồi tiếp tục với bên mũi còn lại. Sau khi thao tác xong, giữ bé nằm yên khoảng 10 giây. Mẹ không nên thực hiện hút mũi cho bé nhiều hơn 3 lần/ngày; vì lực hút từ dụng cụ hút mũi sẽ làm kích ứng niêm mạc mũi.
Mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm không khí trong phòng. Đừng quên thay nước và vệ sinh máy mỗi ngày để tránh nấm mốc tích tụ mẹ nhé!
Kê gối cho bé cao lên một chút để bé thở dễ dàng hơn. Mẹ không nên đặt gối dưới đầu bé vì tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
Cho bé uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Nếu bác sĩ có kê đơn thuốc cho cho bé, mẹ hãy làm theo đúng hướng dẫn. Không bao giờ cho bé uống vượt quá liều lượng được chỉ định; hoặc tự ý cho bé dùng bất kỳ loại thuốc nào khác. Nếu bé bị nôn mửa hoặc mất nước, hãy hỏi ý kiến bác sĩ ngay. Đặc biệt, mẹ không tự ý cho trẻ uống siro ho; trừ khi được bác sĩ kê toa bởi các loại siro này có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
Cơ thể non nớt và nhạy cảm của bé rất cần được bảo vệ khi trời trở lạnh. Mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông giúp sẽ bé tăng cường miễn dịch; tránh các bệnh thường gặp. Hy vọng bài viết này cung cấp cho mẹ nhiều thông tin hữu ích khi chăm con rồi nhé!
Nguồn: Tambehanoi.com