Bí quyết dạy con ngủ riêng cực kì đơn giản cho các mẹ

Bí quyết dạy con ngủ riêng cực kì đơn giản cho các mẹ

Khuyến khích hầu hết con trẻ ngủ riêng càng sớm càng tốt ngay từ khi còn rất nhỏ là điều nên làm của các bậc phụ huynh, các bà mẹ có thể tập cho trẻ ngủ riêng. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh gia đình, mẹ có thể thay đổi thời điểm phù hợp hơn nhưng cần phải trước 5 tuổi, vì sau 5 tuổi mới hình thành nhận thức và thói quen của bé, khó thích nghi với môi trường mới.

Theo ý kiến ​​của nhiều bậc cha mẹ Việt, việc cho con ngủ chung giường với cha mẹ sẽ giúp con cái cảm nhận được sự quan tâm chăm sóc của gia đình. Điều này không hẳn sai, nhưng nếu trẻ đi học tiểu học mà vẫn ngủ chung giường với bố mẹ thì sẽ kéo theo nhiều hệ lụy không mong muốn khác. Vậy việc ngủ riêng của con trẻ khi còn bé có thật sự tốt và đơn giản? Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc này nhé!

Lợi ích của việc cho bé ngủ riêng

Việc cho trẻ ngủ riêng mang lại nhiều lợi ích tới sức khỏe của trẻ, bố mẹ và hình thành những thói quen tốt cho con.

Lợi ích của việc cho bé ngủ riêng

Lợi ích về thể chất

  • Giảm nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh: Một nghiên cứu tại Anh cho thấy; những ca đột tử ở trẻ sơ sinh có tới hơn 1 nửa trong số đó là do bị mẹ đè lên gây ngạt thở.
  • Trẻ dễ dàng ngủ hơn: Khi ngủ chung với cha mẹ, trẻ có thể tự hình thành một số thói quen không tốt như đòi ăn lúc nửa đêm, quấy khóc nhiều và do đó trẻ khó vào giấc ngủ hơn, khó tự ngủ lại nếu tỉnh dậy vào ban đêm. Trẻ ngủ cùng bố mẹ bị ảnh hưởng bởi những tranh cãi của bố mẹ hay thói quen ngủ muộn của bố mẹ sẽ ảnh hưởng tới con. Nếu trẻ tự ngủ trẻ hình thành những thói quen tốt giúp trẻ tự ru mình vào giấc ngủ hơn, ngủ sâu giấc và ngủ đúng giờ sẽ giúp trẻ hình thành đồng hồ sinh học ngay từ khi còn nhỏ.

Lợi ích về tinh thần

  • Cho trẻ ngủ riêng giúp trẻ tăng tính tự lập khi còn nhỏ, trẻ tự tin hơn, không dựa dẫm quá nhiều vào cha mẹ để có thể ngủ được.
  • Tránh những tác động tiêu cực tới tâm lý của trẻ: Nếu trẻ ngủ chung với bố mẹ tới khi lớn, nếu trẻ tỉnh dậy khi đang ngủ có thể gặp những tình huống không tốt cho sự phát triển tâm sinh lý của trẻ như bố mẹ có quan hệ tình dục hoặc bố mẹ cãi cọ, có những hành vi bạo lực gia đình. Những tình huống đó có thể xảy ra và làm chấn động tới tâm lý của trẻ.
  • Bố mẹ sẽ có đời sống riêng, có không gian thể hiện tình cảm cá nhân duy trì hạnh phúc gia đình. Ngoài ra, bố mẹ cũng sẽ có giấc ngủ ngon hơn vì không phải mỗi đêm thức dậy rủ trẻ hoặc đáp ứng những nhu cầu không cần thiết của trẻ.

Thời điểm nào của trẻ là thích hợp để ngủ riêng?

Thời gian phù hợp để các con “ra riêng” là khi con đã được khoảng 3 – 4 tuổi. Vì trước giờ con đã quen với hơi ấm của bố mẹ; nên việc dạy con ngủ một mình từ bây giờ sẽ khá là khó khăn.

Thời điểm nào của trẻ là thích hợp để ngủ riêng

Bé 5 tuổi ngủ riêng được chưa hoàn toàn phụ thuộc vào các biện pháp từ gia đình; nếu bé đã có biểu hiện tự lập thì mẹ nên bắt đầu tập cho con ngủ phòng riêng càng sớm càng tốt.

Có rất nhiều lợi ích con sẽ nhận được khi bố mẹ cho bé ngủ riêng; trên hết là việc có phòng riêng sẽ giúp cả mẹ và bé có được giấc ngủ sâu hơn. Một giấc ngủ ngon sẽ ảnh hưởng rất tốt đến sự phát triển não bộ của trẻ; giúp con phát huy tính cách tự lập ngay từ khi còn nhỏ. Từ đó, bé sẽ không phụ thuộc và dựa dẫm vào bố mẹ nữa; và thể hiện sự bản lĩnh khi đi học tốt hơn.

Các bước cơ bản giúp bé

Bước 1: Mẹ và con cùng chuẩn bị

Bố mẹ đừng cho con “ra rìa” ngay mà trước đó hãy cho con thời gian hiểu được ý nghĩa của việc ngủ riêng này. Hãy nói cho bé biết đây là điều bình thường để chứng tỏ rằng con đã lớn và bất kì ai cũng sẽ trải qua. Các bé 5 tuổi đã có thể hiểu được tất cả những lời mẹ nói; nên hãy để con có chuẩn bị về mặt tâm lý trước khi sẵn sàng cho sự thay đổi mới mẻ này.

Nếu như trẻ tỏ vẻ sợ hãi, lo lắng khi phải ngủ một mình thì mẹ hãy trấn an con; và động viên bé bằng cách nào đó. Bố mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn tâm lý rằng con sẽ thường xuyên lui đến; phòng bố mẹ giữa đêm mới chịu đi ngủ một mình. Hãy kiên nhẫn và chuẩn bị trước cách ứng phó với những hành vi mè nheo có thể xuất hiện ở trẻ.

Bước 2: Tạo một không gian dành riêng cho bé

Con sẽ thích thú với việc ngủ riêng hơn nếu có được một căn phòng ấm cúng; và đầy đủ những điều dễ thương mà bé thích. Tạo một phòng ngủ thoải mái, an toàn là điều cần thiết và cơ bản nhất; để giúp trẻ em đi ngủ một mình. Bố mẹ cùng bé tham gia quá trình trang trí phòng ngủ; điều này sẽ giúp con tự hào và có nhu cầu tận hưởng thành quả của mình hơn.

Bố mẹ nên trang trí phòng cho con bằng những bộ tranh ảnh, thú bông, đồ chơi có nhân vật con thích. Chuẩn bị một chiếc giường êm ái, đèn ngủ, chậu hoa, chuông gió,… Có những người bạn này chắc chắn các bé 5 tuổi ngủ riêng sẽ không còn cảm giác lo lắng nữa.

Bước 3 : Thiết lập thói quen đi ngủ

Bước 3 : Thiết lập thói quen đi ngủ

Đầu tiên bố hoặc mẹ hãy cùng trẻ nằm trong phòng mới 1-2 ngày; và kể truyện cho trẻ nghe, mẹ đợi đến khi bé ngủ thiếp đi rồi rời đi nhé. Dần dần khi bé đã quen với ngủ phòng mới, mẹ chỉ việc dành thời gian ban đầu cùng bé và con có thể tự ngủ được rồi. Thỉnh thoảng, bạn hãy kiểm tra xem bé đã đi ngủ thực sự chưa; cửa phòng đã đóng chưa và đừng để bé tỉnh giấc mẹ nhé.

Bước 4 : Giúp đỡ trẻ đối mặt với nỗi sợ

Bước 4 : Giúp đỡ trẻ đối mặt với nỗi sợ

Thời gian đầu chắc con sẽ sợ hãi, lo lắng và khóc lóc rất nhiều; vì đủ thứ nỗi sợ mà con tự tưởng tượng ra. Vì vậy trước tiên phải kiểm tra xem con đang lo sợ điều gì; và hỏi xem trẻ có bị làm phiền bởi âm thanh nào không, chăn gối có đủ ấm không,… Hãy  giúp bé vượt qua bằng những mẩu chuyện về sự dũng cảm; nói với bé rằng bố mẹ luôn ở bên cạnh con để bé yên tâm nhé.

Bước 5 : Tặng sao vàng cho bé

Hãy tạo động lực cho con bằng cách tặng bé ngôi sao vàng; về sự dũng cảm nếu bé tự ngủ một mình trong một đêm. Đây không chỉ là cách tập cho bé 3 tuổi ngủ riêng; mà còn là cách dạy cho trẻ biết tự lập hơn, mạnh mẽ hơn. Vì thế bố mẹ hãy thật sự cứng rắn để con phát triển được tính cách tốt đẹp nhé.

Nguồn: Conlatatca.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *