Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cần lưu ý điều gì?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cần lưu ý điều gì?

Chắc hẳn cha mẹ nào cũng đều mong muốn những điều tốt nhất cho con mình kể từ khi bé còn trong bụng mẹ. Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có những biến đổi về hormon. Điều này khiến các mẹ bầu phải đối mặt với không ít khó khăn. Bên cạnh đó là những âu lo, sốt sắng về cơ thể thất thường. Chính vì vậy, việc khám thai định kì là vô cùng cần thiết để theo dõi tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Trong đó, việc tiêm phòng trong giai đoạn mang thai là vô cùng cần thiết. Bởi trong giai đoạn này, mẹ bầu không chỉ phải lo cho sức khỏe bản thân, mà còn phải chú ý đến cục cưng trong bụng nữa. Những sự chuẩn bị tốt nhất về tinh thần cũng như phòng ngừa bệnh sẽ giúp cả mẹ và bé yên tâm, khỏe mạnh. Chính vì vậy, thai nhi cần được theo dõi thường xuyên trong suốt quá trình mẹ mang bầu bé. Nhờ vậy, các bác sĩ mới biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi và nhận viết được dấu hiệu chuyển dạ.

Tiêm phòng khi mang thai là việc làm vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng hiểu hết vai trò, tác dụng của các mũi tiêm này. Trong bài viết ngày hôm nay, OKZ và chuyên gia sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc về vấn đề tiêm phòng uốn ván cho bà bầu, cùng tìm hiểu mẹ nhé!

Vì sao cần tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?

Bệnh uốn ván là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm do trực khuẩn uốn ván gây ra. Tác nhân gây bệnh uốn ván tồn tại chủ yếu dưới dạng nha bào. Và chúng có mặt ở khắp nơi trong đất cát, môi trường bẩn, cống rãnh…

Vì sao cần tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?

Uốn ván là gì?

Tác nhân gây bệnh uốn ván là trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani), gram dương, có hình dùi trống. Di động tương đối trong môi trường yếm khí. Trực khuẩn thường tạo nha bào hình cầu tròn ở dạng tự do. Vi khuẩn uốn ván thường chết ở 56°C. Nhưng nha bào rất bền vững. Có khả năng gây bệnh uốn ván sau 5 năm tồn tại trong môi trường như đất, phân súc vật… Các nha bào có thể bị diệt trong dung dịch sát trùng như phenol, formalin sau 8-10 tiếng hoặc sau khi đun sôi 30 phút.

Bệnh uốn ván sơ sinh (UVSS) là bệnh xảy ra ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể trẻ. Chủ yếu qua đường rốn trong quá trình sinh đẻ, cắt rốn hoặc chăm sóc rốn sau đẻ không đảm bảo vô trùng. Trực khuẩn uốn ván phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Trẻ bị mắc bệnh uốn ván sơ sinh có biểu hiện lâm sàng câp tính, nhanh, nặng. Với các dấu hiệu co cứng đầu tiên xuất hiện ở cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy. Và sau đó là cơ toàn thân, co giật và hầu hết đều tử vong…

Đây là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong hàng đầu trong các bệnh ở trẻ em. Thường gặp ở vùng miền núi, vùng nông thôn nơi có tỷ lệ đẻ tại nhà cao. Việc sinh đẻ và chăm sóc rốn không đảm bảo. Ngoài ra, bệnh uốn ván cũng có thể xảy ra cho chính các bà mẹ trong quá trình sinh đẻ. Nhất là trong trường hợp cuộc đẻ không được đảm bảo vô trùng.

Lợi ích của tiêm uốn ván

Việc tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu miễn phí được thực hiện thường xuyên, liên tục tại tất cả các điểm tiêm chủng trên phạm vi cả nước cùng với các vắc xin khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Bản chất của vắc xin uốn ván là giải độc tố uốn ván tức là vắc xin được bào chế từ độc tố của vi khuẩn đã được làm mất tính độc, không phải làm từ vi khuẩn sống nên rất an toàn cho cả mẹ và con. Sau khi tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai, kháng thể hình thành trong cơ thể mẹ sẽ truyền cho thai nhi để bảo vệ cho trẻ không bị mắc uốn ván sơ sinh, đồng thời kháng thể này cũng bảo vệ cho chính bà mẹ trong quá trình sinh đẻ không bị mắc uốn ván.

Ba chiến lược chính trong phòng uốn ván sơ sinh là:

  • Tiêm vắc xin uốn ván cho tất cả phụ nữ có thai và tiêm vắc xin uốn ván cho nữ. Trong độ tuổi 15 – 35 tại những huyện nguy cơ cao
  • Tăng cường thực hành đỡ đẻ sạch tại các cơ sở y tế đặc biệt là tuyến xã
  • Tăng cường giám sát chết sơ sinh và uốn ván sơ sinh một cách có hệ thống.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu khi nào?

Đối với phụ nữ nếu chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin có thành phần uốn ván thì lịch tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván gồm 5 mũi như sau:

  • Mũi 1: Tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần đầu hoặc nữ giới trong độ tuổi sinh sản ở tại các vùng có nguy cơ cao.
  • Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1
  • Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau

Tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần đầu bao gồm 2 mũi:

  • Mũi 1 tiêm ngay vào lúc biết tin có thai.
  • Mũi 2 tiêm ngay sau mũi 1 tầm 1 tháng. Thực tế thì mũi 1 hay tiêm trong tam cá nguyệt thứ hai, bởi 3 tháng đầu thai vẫn còn chưa ổn định, có nguy cơ sảy vì nhiều nguyên nhân. Do đó nếu tiêm phòng lúc này sẽ dễ bị hiểu lầm do vaccine gây nên.

Nếu khoảng thời gian giữa các liều tiêm bị chậm, vượt quá khoảng thời  theo lịch tiêm chủng thì tiêm mũi tiếp theo mà không cần tiêm lại từ đầu.

Còn với những sản phụ đã tiêm đủ 5 mũi phòng uốn ván trước đây, mũi cuối cách lúc mang thai chưa quá 10 năm, thì không cần tiêm lại. Lý do là bởi lúc này cơ thể người mẹ đã có khả năng miễn dịch uốn ván lên tới 95%. Tuy nhiên, nếu mũi cuối đã tiêm cách đó quá 10 năm thì sản phụ nên được tiêm nhắc lại.

Lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Như các mũi tiêm phòng khác, việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cũng có thể gây một số tác dụng phụ. Tác dụng phụ của tiêm phòng uốn ván cho bà bầu thường gặp là sưng hoặc dị ứng tại chỗ. Nhưng các mẹ cũng không nên quá lo lắng. Vì đây đều là những phản ứng phụ không quá nghiêm trọng, không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Việc sưng đau sẽ tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc hay chườm đắp vào vị trí tiêm. Ngoài ra, các thai phụ cũng nên lưu ý lựa chọn cơ sở tiêm phòng uy tín đã được chứng nhận của Bộ Y tế về tiêm chủng. Để mẹ bầu được đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm vắc-xin.

Lưu ý khi tiêm uốn ván cho bà bầu

Bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không?

Trực khuẩn của uốn ván phát triển rất tốt ở những mô bị nhiễm khuẩn, tổn thương. Và các bé hay mắc uốn ván từ dây rốn không được vệ sinh sạch sau sinh. Thường thì loại trực khuẩn này sẽ ủ bệnh trong cơ thể chúng ta tầm 10 ngày (4-21 ngày). Và mức độ bị nhiễm độc, vị trí, độ rộng, điều kiện yếm khí tại vết thương mà có triệu chứng nặng nhẹ khác nhau. Mặc dù hiện nay có những tiến bộ của y học hiện dại. Nhưng bệnh uốn ván trẻ sơ sinh vẫn là loại bệnh gây tử vong cao. Chiếm tỉ lệ khoàng 30 – 80% các trường hợp.

Vì lợi ích của tiêm phòng uốn ván khi mang thai rất lớn so với các nguy cơ. Do đó các bà bầu nên tiêm phòng uốn ván đầy đủ để tạo miễn dịch cho con. Nếu chẳng may quên không chích uốn ván cho mẹ thì sản phụ nên sanh đẻ tại các cơ sở y tế có trang bị đầy đủ các phương tiện đỡ đẻ và phương tiện tiệt trùng theo quy định. Đảm bảo đỡ đẻ sạch và tiêm vắcxin đầy đủ cho bé sau sinh.

Nguồn: huggies.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *