Ngôi thai là gì? Kiến thức về ngôi thai, ngôi thai đầu và ngôi mông

Ngôi thai là gì? Kiến thức về ngôi thai, ngôi thai đầu và ngôi mông

Làm mẹ là thiên mệnh của người phụ nữ. Bên cạnh niềm hân hoan, đây cũng vừa là nỗi vất cả đối với phụ nữ. Mọi khó khăn nhọc nhằn đều một mình người mẹ chịu đựng, khó có thể san sẻ cho bất cứ ai khác. Phải nói rằng, người làm mẹ luôn cao cả và thiêng liêng với những hi sinh thầm lặng.

Chắc chắn là trong những lần đầu mang thai, chị em không khỏi bỡ ngỡ và có không ít thắc mắc. Trong đó có những câu hỏi về ngôi thai. Việc xác định ngôi thai có vai trò rất quan trọng. Bởi nó sẽ giúp mẹ lựa chọn phương pháp sinh cho quá trình vượt cạn. Đối với những tuần cuối thai kỳ hay mấy ngày trước ngày dự sinh, điều này càng trở nên cần thiết. Vậy các mẹ bầu có biết ngôi thai là gì? Ngôi thai thuận và ngôi thai ngược là như thế nào? Ngôi thai đầu cũng như ngôi mông nghĩa là gì?

Cùng OKZ tìm hiểu các vấn đề này với sự hướng dẫn của bác sĩ trong bài viết dưới đây nhé!

Ngôi thai là gì?

Ngôi thai là phần trình diện thấp nhất của thai nhi trước khung chậu của mẹ đến ống dẫn sinh và đi ra khỏi cơ thể mẹ đầu tiên. Tùy vào sự chuyển động của thai nhi mà vị trí của ngôi thai nhi sẽ khác nhau.

Ngôi thai là gì?

Ngôi của thai nhi dưới 24 tuần thường xoay trở thường xuyên trong buồng tử cung được gọi là ngôi di động. Thai nhi càng lớn thì sự xoay chuyển ngôi càng ít. Thông thường, trước tuần thứ 28 của thai kỳ, kích thước phần đầu thai nhi sẽ to hơn phần thân. Do đó đầu thai nhi sẽ thai nhi sẽ nằm ở đáy tử cung, là nơi rộng nhất của buồng tử cung, tạo thánh ngôi mông. Sau 28 tuần, thai nhi càng to ra, phần thân lớn hơn phần đầu, nước ối lại ít đi. Phần mông thai nhi sẽ chiếm đáy tử cung. Thai sẽ tự bình chỉnh là ngôi đầu (ngôi thuận) và cố định ở đó cho đến khi vào chuyển dạ.

Thông thường sẽ có 2 dạng ngôi thai:

  • Ngôi dọc: ngôi đầu (thuận) và ngôi mông (ngôi ngược)
  • Ngôi ngang

Ngôi thai đầu là gì?

Ngôi thai đầu hay ngôi thai thuận là gì? Với thai ngôi đầu hay ngôi thai thuận, đầu của thai nhi hướng về dưới âm hộ của mẹ, mông thai nhi sẽ hướng về phía ngực của mẹ bầu. Khi mẹ bầu có thai nhi ngôi thuận thì việc sinh nở sẽ dễ dàng hơn. Vì khi chuyển dạ thai nhi sẽ tạo áp lực lên buồng tử cung. Chính đầu thai nhi sẽ làm cho cổ tử cung được nong mở dần dần. Khi chuyển dạ, đầu thai nhi sẽ ra khỏi âm hộ đầu tiên, sau đó là vai,bụng, mông…

Tùy vào mức độ cúi hoặc ngửa của đầu thai nhi, trong ngôi thai thuận hay ngôi đầu còn được chia thành 4 dạng là:

  • Ngôi chỏm
  • Ngôi thóp trước
  • Ngôi trán
    • Là ngôi trung gian giữa ngôi mặt và ngôi trán
    • Thường gặp ở thai kỳ thiếu tháng hay khung chậu hẹp
    • Mốc ngôi thai: gốc mũi
    • Đường kính lọt: thượng chẩm- cằm 13,5 cmà không thể sanh được, phải mổ lấy thai
  • Ngôi mặt:
    • Là ngôi với măt ngửa tối đa
    • Chiếm 0.2% các ngôi trong chuyển dạ
    • Mốc của ngôi là cằm
    • Sanh ngôi mặt rất khó khăn do đoạn dưới thành lập chậm, cổ tử cung mở chậm, tầng sinh môn khó dãn và ngôi mặt chỉ sanh được nếu xoay về phía cằm vệ (ngôi mặt cằm sau không thể sổ được vì đường kính ức- thóp trước > 15 cm)

Ngôi mông là gì?

Ngôi mông hay ngôi thai ngược là ngôi dọc mà vị trí đầu của bé hướng lên phía trên ngực, còn mông hay chân ở dưới.

  • Tần suất: 3-4% các cuộc sanh
  • Các nguyên nhân gây ra ngôi mông hay ngôi thai ngược:
    • Do mẹ: tử cung đôi, tử cung 2 sừng. Tử cung có vách ngăn, u xơ tử cung, u tiền đạo
    • Thai: đa tha, thai dị tật…
    • Phần phụ: thiểu ối, nhau tiền đạo…

    Thai ngôi mông có thể đẻ đường dưới nhưng lại dễ mắc đầu hậu. Vì phần mông và chân của bé sẽ đi ra ngoài cơ thể mẹ đầu tiên, còn phần đầu sẽ ra sau. Ngôi mông hay ngôi thai ngược có nguy cơ nguy hiểm cho cả mẹ và bé là rất cao. Có thể gây tử vong với thai nhi (do sa dây rốn, kẹt đầu hậu) và tăng nguy cơ tai biến với mẹ (tỉ lệ tổn thương phần mềm cao. Do phải can thiệp thủ thuật đỡ sanh ngôi mộn và do sổ đầu hậu quá nhanh).

    Ngôi mông được chia thành 2 loại:

  • Ngôi mông đủ: Tức là mông và 2 chân trình diện trước eo trên. Khi sinh phần mông của bé sẽ ra ngoài đầu tiên, bé ở tư thế ngồi, đầu gối co lại, đùi gập vào trong. Đây là tư thế thường thấy nhất của ngôi thai ngược.
  • Ngôi mông thiếu với 3 kiểu là:
    • Ngôi mông thiếu kiểu mông: Khi chuyển dạ phần mông sẽ ra trước. Bé ở tư thế duỗi thẳng chân lên đầu.
    • Ngôi mông thiếu kiểu gối: thai nhi có dạng quì trong tử cung
    • Ngôi mông thiếu kiểu chân: ngôi chỉ là một hy hai chân duỗi thẳng. Chân của bé sẽ ra trước do chân bé ở tư thế thấp hơn mông.

Ngôi ngang là gì?

Ngôi ngang hay còn gọi là ngôi vai, ngôi xiên. Đây là tình trạng ngôi thai không nằm theo trục dọc mà lại nằm ngang tử cung. Với ngôi vai, đầu và mông của thai nhi không phải lúc nào cũng đều ngang nhau mà một cực sẽ ở hố chậu còn cực kia ở phía hạ sườn.

Ngôi ngang hay còn gọi là ngôi vai, ngôi xiên

Khi có cơn chuyển dạ bắt đầu, vai sẽ trình diện trước eo mẹ. Mốc của ngôi vai là mỏm vai. Ngôi ngang là tình trạng ngôi thai bất thường, không thể đẻ thường được do vậy không có cơ chế đẻ, bắt buộc phải sinh mổ.

Đây là loại ngôi thai nguy hiểm cho cả mẹ và con. Thai phụ khi được chẩn đoán ngôi vai cần được theo dõi tích cực ở 3 tháng cuối thai kỳ. Thai phụ cần nghỉ ngơi ở tháng cuối tránh trường hợp vỡ ối non gây tử vong cho thai nhi. Khi thai nhi đủ tháng cần chủ động lấy thai ngay đề phòng các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con như vỡ ối, sa dây rau, sa tay.

Ngôi phức tạp

Thai ngôi phức tạp là để mô tả sự sa xuống của một chi dọc theo ngôi và cả hai cùng di chuyển vào tiểu khung. Thường gặp nhất là ngôi chỏm có sa một bàn tay hay cả một cẳng tay. Ít gặp hơn là một hay hai chân với ngôi đầu hoặc một tay với ngôi mông. Không những thế, ngôi thai phức tạp thường đi kèm với sa dây rốn. Khiến tiên lượng thai trở nên nặng hơn.

Nguyên nhân của ngôi phức tạp bao gồm tất cả các lý do khiến cho ngôi không chiếm được trọn phần eo trên như đa sản, đầu cao, khung chậu hẹp, thai nhỏ,…

Tạm kết

Tóm lại, ngôi thai bất thường là sự trình diện của thai khi vào chuyển dạ không bằng chỏm đầu thai nhi. Mặc dù chiếm tỷ lệ khá thấp, ngôi thai bất thường luôn khiến cho thao tác đỡ sinh trở nên rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, sản phụ cần thăm khám thai định kỳ, nhất là những ngày gần sinh. Nhằm dự đoán trước ngôi thai, lựa chọn phương pháp sinh an toàn nhất. Trong trường hợp không thể sinh thường, bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Ngôi thai rất quan trọng trong việc tiên lượng sinh thường hay sinh mổ. Có nhiều trường hợp ngôi thai thuận nhưng lại không thể sinh thường được vì nhiều nguyên nhân. Do vậy, việc khám thai thường xuyên cuối thai kỳ là hết sức quan trọng. Hi vọng sau bài viết này, các mẹ đã có cái nhìn rõ hơn và hiểu hơn về ngôi thai. Như vậy, chắc hẳn mẹ bầu đã chuẩn bĩ kĩ lưỡng cho giai đoạn “nhảy ổ” của mình rồi phải không nào? Chúc các bà mẹ tương lai khỏe mạnh và mẹ tròn con vuông nhé!

Nguồn: huggies.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *