Đào, quất khốn đốn vì lượng tiêu thụ trong dịp giáp Tết

Đào, quất khốn đốn vì lượng tiêu thụ trong dịp giáp Tết

Mỗi năm cứ độ Tết đến xuân về, người dân lại nô nức với việc sắm cho mình những cành đào, cây quất để về trang trí nhà cửa cây cho không khí Tết rộn ràng.

Tuy nhiên, chỉ còn 10 này nữa là đến Tết Nguyên Đán 2021, nhưng ở các tụ điểm bày bán hoa cây cảnh phục vụ người dân chơi Tết tại TP. Thanh Hóa lại có vẻ đìu hiu người. Mặc dù mặt hàng vô cùng phong phú đa dạng đầy đủ những chủng loại bắt mắt. Lý do chính là tác động của dịch Covid 19, nên người dân năm nay không quá mặn mà với việc mua sắm. Chính điều này khiến cho hàng nghìn tiểu thương rơi vào cảnh ế hàng.

Tình cảnh ảm đạm

Từ sáng tới trưa, đi loanh quanh khắp các gian bán hàng cũng chỉ có lác đác vài người hỏi, tầm cao điểm buổi chiều thì đông hơn một chút nhưng rồi cũng không nhiều người mua được cây ưng ý. Phần vì giá đắt, phần vì người hỏi cho có để cận Tết rồi mua. Cho nên cây cứ mãi còn ở đó, cũng chẳng xi nhê đi được bao nhiêu.

Cây đào

Dạo một vòng quanh các tụ điểm bày bán hoa, cây cảnh phục vụ nhu cầu chơi Tết của người dân, tại TP Thanh Hóa như: Đường vành đai phía Đông, Tây, đường Bùi Khắc Nhất, đường Nguyễn Trãi (đoạn chạy qua phường Phú Sơn), Đại lộ Lê Lợi kéo dài… các hàng hoa, cây cảnh đã nêm chặt hàng. Tuy nhiên, sức mua năm nay của người dân bị giảm đi nhiều.

Chị Nguyễn Thị Mùi – một tiểu thương tại đường hoa Bùi khắc Nhất không dấu được sự buồn bã của mình cho biết: Từ nhiều năm nay, gia đình chị đã gắn với nghề buôn quất vào mỗi dịp Tết đến. Khoảng tháng 6 âm lịch, chị lại cùng chồng ra tận Hưng Yên chọn vườn quất đẹp, đặt mua “sô” cả vườn.

Đến đầu tháng Chạp sẽ thuê xe tải ra bốc về, phục vụ người dân chơi Tết. Năm nay thời tiết thuận lợi, quất ra quả to, chín đều, hoa, lộc bừng bừng. Đinh ninh sẽ kiếm được một khoản kha khá để trang trải cho gia đình những ngày áp Tết nào ngờ. “Bằng tầm này năm ngoái, người dân đã nhộn nhịp bán, mua, cây đẹp có giá cao gấp đôi, gấp 3 so với hiện tại. Nhưng năm nay, ngồi cả ngày chỉ bán được một vài cây gọi là. Cứ đà này, hơn 600 gốc quất của gia đình tôi xem như lỗ nặng!” – chị Mùi lo lắng nói.

Khó khăn chẳng của riêng ai

Cùng có chung tâm trạng như chị mùi, anh Hoàng Văn Kiên – một tiểu thương buôn đào phai, trú tại phường Quảng Hưng, TP Thanh Hóa cũng lo lắng cho biết: Thấy năm nay nhà nước có lệnh cấm chặt đào rừng vận chuyển về xuôi. Đầu tháng chạp, anh rủ thêm bạn hùn vốn lên huyện Triệu Sơn – nơi được xem là thủ phủ đào phai của xứ Thanh mua cả gần nghìn gốc đào về phố bán. Nhưng “trời không chiều lòng người”, thời tiết cuối năm bỗng nắng ấm kéo dài, số đào vận chuyển về chưa bán được là bao đã bung nở rực rỡ.

Khó khăn chẳng của riêng ai

“Mỗi gốc đào mua tại vườn bình quân là 500 nghìn đồng. Tính cả tiền công vận chuyển về đến đây là ngót nghét 500 triệu đồng cho gần 1.000 gốc đào. Đã 5 hôm nay mà chúng tô mới chỉ bán được chưa đầy 50 gốc. Người mua đã vắng, thêm vào đó là tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Nói dại miệng, nhỡ lại phải giãn cách xã hội như lần trước thì chúng tôi rơi vào cảnh trắng tay là điều không thể tránh khỏi!”, anh Kiên nói trong lo âu.

Đào, quất vào Nam được giá

Anh Hoàng Tiến Anh – một người đi mua đào Tết; lý giả phần nào nguyên nhân dẫn đến sức mua sắm; chơi Tết của người dân Thanh Hóa; năm nay giảm nhiều so với cùng kỳ: Sau đợt giãn cách xã hội lần trước, kinh tết của người dân đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cuối năm, tình hình sản xuất có phần khởi sắc hơn nhưng chưa thể nói là đã hồi phục.

Bất ngờ dịch bệnh lại bùng phát theo chiều hướng phức tạp hơn. Chính vì điều này đã khiến nhu cầu dạo phố mua sắm của người dân giảm rõ rệt. “Nếu như mọi năm, gia đình tôi sẽ sắm cả đào, quất và một số chậu hoa để chơi Tết. Nhưng năm nay kinh tế khó khăn quá tôi định chỉ mua một gốc đào để chưng cho có không khí Xuân!”, anh Tiến Anh cho biết thêm.

Theo các chủ vườn, đào ở Nhật Tân năm nay được gom chuyển vào Nam; loại có giá “bèo” nhất cũng khoảng 5-7 triệu đồng, có gốc vài chục triệu đồng. Hiện đào bán sớm tại vườn giá khoảng 700.000 – 800.000 đồng/cành. Trong khi đó, đào ở các khu vực lân cận; có giá rẻ hơn từ vài trăm đến vài triệu đồng mỗi gốc.

Số lượng hàng lớn từ Bắc đưa vào miền trong

Anh Đỗ Viết Sơn, chủ một vườn đào ở Nam Trực (Nam Định); cho biết mỗi ngày, thương lái đến gom cả trăm gốc đào chuyển vào phía Nam. Riêng vườn nhà anh cũng đã bán được hơn 100 gốc đào trong tổng số 200 gốc cho thương lái.

Theo đánh giá của nhiều chủ vườn, giá quất sẽ thấp hơn năm trước ít nhất 10%; do chín đúng vụ và được mùa. Ghi nhận thực tế cho thấy dù còn nửa tháng nữa mới đến Tết; nhưng hầu hết quất tại khu vực nội và ngoại thành Hà Nội đều cho quả to, đẹp, mọng và khá đều. “Quất năm nay đẹp nhưng khó bán giá cao vì được mùa. Ngay cả quất chuyển vào Nam cũng chỉ bán với mức giá ngang năm ngoái” – ông Nguyễn Công Sự; chủ một vườn quất ở Từ Liêm – Hà Nội, cho hay.

Tại khu vực Tứ Liên, Quảng Bá – Hà Nội, quất chuyển vào Nam thường là loại gốc trung bình; giá từ 1 triệu đến dưới 10 triệu đồng. Những gốc đẹp, giá cao trên 10 triệu đồng năm nay ít được chuộng; nếu có thì chỉ khách lẻ đến đặt trực tiếp tại vườn.

Nguồn: daidoanket.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *