Ảnh hưởng của dịch Covid 19, đầu ra nông sản đối mặt thách thức

Ảnh hưởng của dịch Covid 19, đầu ra nông sản đối mặt thách thức

Với tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, những mặt hàng xuất khẩu ở nước ta gặp rất nhiều khó khăn về mặt xuất khẩu ra các thị trường.

Những ảnh hưởng của dịch Covid 19 đã ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế nước ta, đặc biệt là những mặt hàng nông sản khiến cho nông dân lao đao vì không thể tìm được đầu ra. Sự khó khăn này ảnh hưởng trực tiếp tới nông dân đặc biệt là người dân tỉnh Tiền Giang.

Covid 19 và sự ảnh hưởng tới các ngành nghề

Có những thời điểm nhiều mặt hàng rớt giá thảm hại; khoảng 20% đến 30% so với cùng kỳ các năm trước. Đó mới chỉ là nông sản còn sang tới chăn nuôi gia cầm như gà, vịt, chim cút, bồ câu,… đều sụt giảm mức giá tương tự, thậm chí còn không thể bán được. Với những mức giá như này thì chỉ có lỗ, chứ chưa tính đế việc hòa vốn.

Covid 19 và sự ảnh hưởng tới các ngành nghề

Việc xuất khẩu ở mặt hàng nội địa cũng gặp khó khăn, tiêu thụ quá chậm, xuất khẩu thì bị chặn cửa khẩu, không còn đường nào nên người dân đành phải bán giảm giá chịu lỗ trong thời gian này.

Giá nhiều mặt hàng nông sản sụt giảm là do thời điểm dịch covid tái phát, thị trường nội địa tiêu thụ chậm, lĩnh vực xuất khẩu gặp khó khăn.

Chăn nuôi cũng thua lỗ

Ông Lê Minh Quang, chủ trang trại chim bồ câu tại xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang chia sẻ, từ khi có dịch bệnh đến nay, ngành chăn nuôi như: gà vịt, bồ câu hay cả trái cây xuống giá rất thấp, thậm chí không bán được nữa.

“Bồ câu tôi nuôi 1-2 tháng không có người mua luôn. Một số không còn khả năng nuôi phải thả ra hoặc không cho ăn, năng suất thấp nên người nông dân bị lỗ. Nay, vừa đỡ đỡ chút lại bị dịch bệnh nữa, nên càng khó khăn hơn. Mong nhà nước có hướng hỗ trợ gì để người dân phục hồi kinh tế”, ông Quang cho hay.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, những tháng cuối năm; tình hình thế giới, khu vực sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Đó là bất ổn liên quan đến dịch COVID-19, chính sách thương mại; căng thẳng địa chính trị tại một số khu vực, đi cùng với đó là xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước. Nhiều thị trường nhập khẩu nông sản siết chặt hơn nữa hàng rào kỹ thuật; và các biện pháp tự vệ thương mại; yêu cầu mới về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cấp chứng thư xuất khẩu; đẩy mạnh chính ngạch, thanh tra, kiểm tra chất lượng tại nước xuất khẩu.

Những sự khởi sắc đầu tiên

Tuy nhiên, ở trong nước, ngành nông nghiệp có lợi thế khi tiếp tục phát huy hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng; vật nuôi, khơi thông các nguồn lực cho phát triển sản xuất; chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Việc Hiệp định Đối tác tự nguyện giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam; về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT); có hiệu lực là cơ hội lớn để gia tăng xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam; vào EU và việc thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), mở ra cơ hội, triển vọng thị trường lớn cho hàng nông sản Việt Nam.

Nông sản mất giá

Dù vậy, đại dịch COVID-19 tái phát trở lại trong cộng đồng sẽ ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Diễn biến thời tiết khó lường, đặc biệt sắp tới bước vào tâm điểm mùa mưa bão khả năng lớn tiếp tục đe dọa đến sản xuất, kinh tế, đời sống.

Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản diễn biến phức tạp; đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế hoàn toàn, dẫn đến thiếu nguồn cung; phải tăng nhập khẩu thịt các loại để đáp ứng nhu cầu trong nước. Thị trường tiêu thụ nông sản trước tác động mới của đại dịch COVID-19; sẽ khó khăn hơn nhiều, bao gồm cả khu vực xuất khẩu.

Trước tình hình dự báo khó khăn; để đạt mục tiêu tăng trưởng của toàn ngành đã đề ra trong năm 2020; (tăng trưởng phấn đấu đạt 2,6 – 3%; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 41 tỷ USD); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết; ngành sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành; địa phương và các doanh nghiệp phấn đấu, nỗ lực để đạt được các kết quả cao nhất.

Nguồn: cafef.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *