Cuối năm 2018, một doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cá tra lớn tại ĐBSCL; đã tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm ra thị trường nội địa nhưng nhãn lại ghi là cá basa. Giải thích về điều này, tổng giám đốc DN thừa nhận đây chính là cá tra; nhưng thị trường Việt Nam và Trung Quốc quen gọi là cá basa.

Thực ra, cá tra và cá basa đều cùng họ cá da trơn, hình thù khá giống nhau. Khác nhau ở chỗ cá basa chỉ sống ở bè, khó nuôi, chậm lớn, mỡ nhiều, còn cá tra sống được ở ao, mau lớn, ít mỡ, thịt nhiều nhưng không ngon bằng. Xét về kinh tế, nuôi và chế biến cá tra hiệu quả hơn hẳn cá basa nên thị trường hầu như chỉ còn cá tra.

Người dân Việt Nam và sự ám ảnh về cá tra

Chỉ là vì ở thị trường nội địa, người tiêu dùng vốn bị ám ảnh bởi tính… “ăn tạp” của cá tra nên nhà kinh doanh mượn danh cá basa để bán hàng. Sự mượn tên này mang màu sắc của gian lận thương mại và mặc nhiên xảy ra khá phổ biến. Bằng chứng là ở hầu khắp cửa hàng tiện lợi, siêu thị có đầy sản phẩm “cá basa” dưới những tên gọi như basa phi-lê, basa tẩm bột, basa muối sả ớt, bao tử basa, basa burger, cá viên basa, chả cá basa… nhưng rất hiếm sản phẩm có tên cá tra. Nếu tinh ý, người tiêu dùng mới biết trên nhãn thành phần của các sản phẩm trên có ghi dòng chữ rất nhỏ; về tên khoa học của cá tra: pangasius hypophthalmus, chứ không phải tên khoa học của cá basa là pangasius bocourti.

Người dân Việt Nam và sự ám ảnh về cá tra

Hậu quả của sự nhập nhèm, mượn danh là mới đây; một số lô hàng cá tra xuất khẩu sang Trung Quốc từ Việt Nam; đã bị vướng do nhãn ghi cá basa. Cục Quản lý Chất lượng nông lâm và thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định; cách ghi nhãn trên “không đúng với bản chất lô hàng”; và yêu cầu DN phải ghi đúng để được thông quan.

Khi các thị trường ngày càng siết các quy định về ghi nhãn; DN cá tra cũng phải tuân thủ nghiêm túc quy định về xuất xứ hàng hóa; ghi nhãn đúng sự thật. Đó là cách xây dựng hình ảnh; giá trị thương hiệu cho mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước nhà.

Phân loại cá basa và cá tra

Đây là 2 dòng cá da trơn được xuất khẩu nhiều nhất;vì chúng đều thuộc dòng cá da trơn và có thân hình gần giống nhau.

Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách phân biệt 2 loại cá này.

So sánh đầu

Phần đầu của cá basa hơi ngắn, nhỏ và dẹp. Đầu cá tra to hơn, gồ ghề, bè to và miệng rộng.

So sánh râu

Cả 2 dòng cá đều có 2 cặp râu nhưng cá basa chỉ có 1 đôi râu dài bằng ½ đầu, đôi còn lại ngắn hơn. Cá tra có 2 đôi râu gần như dài bằng nhau.

Hình dáng của cá

Cá basa có thân hình hơi dẹt ở phần đuôi, lườn tròn, phần bụng phình to, lưng có màu xanh xám, bụng có màu trắng xám.

Cá tra có thân hình thuôn dài, bụng nhỏ, lưng có màu xanh sẫm nhưng khi nhìn ngang sẽ thấy màu xám bạc ở sống lưng.

Phần thịt

Thớ thịt của cá basa khá nhỏ, đều và có màu trắng, phần bụng có khá nhiều mảng mỡ. Cá tra có thớ thịt to, phần mỡ của cá thường có màu vàng.

Không phải tự nhiên mà loại cá này được yêu thích ở thị trường nước ngoài đến vậy. Theo một vài nghiên cứu, cá basa là loài cá chứa rất nhiều loại khoáng chất và vitamin rất tốt cho cơ thể.

Tốt cho não bộ

Trong cá basa có chứa nhiều DHA, đặc biệt tốt cho quá trình phát triển của não bộ. Sử dụng thịt cá basa sẽ giúp cho trí óc của trẻ em phát triển và hoàn thiện tốt hơn.

Đối với người già, sử dụng cá basa sẽ tránh được các căn bệnh; liên quan đến mất trí nhớ, hay quên…

Nguồn: nld.com.vn