Ảnh hưởng của Covid 19 tới sản phẩm hoa quả Việt Nam trong năm 2020

Ảnh hưởng của Covid 19 tới sản phẩm hoa quả Việt Nam trong năm 2020

Ảnh hưởng của Covid 19 đã tác động rất lớn tới ngành nông nghiệp Việt Nam khi không thể xuất khẩu ra các nước khác.

Nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước đã bị ảnh hưởng khá lớn do đại dịch Covid. Đặc biệt là nhân dân các tỉnh miền Nam và điển hình là nông dân tỉnh Tiền Giang đang gặp khá nhiều khó khăn vì sự thua lỗ.

Sụt giảm về giá thành

Thời điểm hiện tại, mặc dù xuất khẩu đã được khôi phục nhưng giá vẫn sụt khá sâu. Cụ thể như những trái cây có giá trị kinh tế cáo giờ chỉ còn 25.000/kg đối với bưởi da xanh, thanh long chỉ còn 5000/kg. Mức giảm vô cùng lớn với ước tính 3 lần so với cùng kỳ. Không chỉ nông sản hoa quả mà các loại gia cầm đều có mức giảm đáng kể trên dưới 30% mỗi loại. Tính ra với mức giá như này người nông dân không thể có lãi.

Sụt giảm về giá thành

Không thể không xuất khẩu mà ngay như việc sản xuất trong nước cũng có nhiều hạn chế, tiêu thụ cũng không đảm bảo được đầu ra thường xuyên khiến nông dân luôn phải loay hoay tìm cách.

Giá nhiều mặt hàng nông sản sụt giảm là do thời điểm dịch covid tái phát, thị trường nội địa tiêu thụ chậm, lĩnh vực xuất khẩu gặp khó khăn.

Khó khăn cả về chăn nuôi

Ông Lê Minh Quang, chủ trang trại chim bồ câu tại xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang chia sẻ, từ khi có dịch bệnh đến nay, ngành chăn nuôi như: gà vịt, bồ câu hay cả trái cây xuống giá rất thấp, thậm chí không bán được nữa.

Khó khăn cả về chăn nuôi

“Bồ câu tôi nuôi 1-2 tháng không có người mua luôn. Một số không còn khả năng nuôi phải thả ra hoặc không cho ăn, năng suất thấp nên người nông dân bị lỗ. Nay, vừa đỡ đỡ chút lại bị dịch bệnh nữa, nên càng khó khăn hơn. Mong nhà nước có hướng hỗ trợ gì để người dân phục hồi kinh tế”, ông Quang cho hay.

Thời gian gần qua, sự việc nông sản Trung Quốc nhái hàng Đà Lạt đang gây xôn xao dư luận. Theo các chủ vựa lớn ở tỉnh Lâm Đồng, phải đến tháng 10 tới, các nhà vườn mới bắt đầu thu hoạch cà rốt, khoai tây, hành tây. Tuy nhiên, mỗi ngày vẫn có hàng trăm tấn hàng mang danh nông sản Đà Lạt chuyển về Sài Gòn và các tỉnh khác để tiêu thụ.

Hàng Trung Quốc trà trộn

Sự “biến hình” từ hàng Trung Quốc thành hàng Đà Lạt càng khiến cho nông sản Đà Lạt chính gốc trở nên khốn đốn ngay trên sân nhà.

Những nông sản như khoai tây, cà rốt, hành tây Đà Lạt nhiều năm qua; luôn phải chịu cảnh bị “đày ải” trong kho của nông dân. Thương lái không thể thu mua với giá cao; để đưa về các chợ đầu mối do hàng Trung Quốc có giá siêu rẻ, không thể cạnh tranh.

Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp; và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, hiện rất khó xử lý tình trạng thương lái trộn đất; giả mạo nông sản Trung Quốc thành nông sản Đà Lạt. Theo ông Sơn, hành động này không cấu thành hành vi tội phạm; bởi không có luật cấm, trừ khi phát hiện các mặt hàng nhập; không rõ nguồn gốc và kiểm tra vượt mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; mới tịch thu và xử phạt hành chính.

“Hiện tại, chủ yếu dựa vào sự tỉnh táo của người tiêu dùng; chứ không thể cấm nông sản Trung Quốc nhập vào chợ được. Mà xử phạt hành chính các chủ vựa; khi phát hiện sai phạm thì cũng chưa đủ răn đe so với lợi nhuận mang lại. Trước mắt, Sở thành lập chuỗi gắn nhãn mác các mặt hàng Đà Lạt; trong đó trước tiên sẽ gắn nhãn mác cho khoai tây; sau đó sẽ tiến hành các bước cho các loại nông sản khác; chứ thực sự là rất khó xử lý” – ông Sơn nói

Những khởi sắc ban đầu

Các dự báo gần đây nhất từ ​​WTO, tháng 4 năm 2020, dự báo sự sụt giảm chưa từng thấy trong thương mại toàn cầu, theo đó giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ và Châu Âu dự kiến ​​sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Các báo cáo ngành gần đây dự báo sự sụt giảm chưa từng thấy trong tiêu dùng: (1) giày dép và may mặc; và (2) điện thoại / thiết bị điện tử tiêu dùng liên quan khác vào năm 2020. Hầu hết các kịch bản cho hai ngành này hiện dự kiến sẽ còn giảm trong Quý 2 và Quý 3 của năm 2020, với sự phục hồi dần đến mức nhu cầu trước khủng hoảng COVID-19 vào cuối năm 2020 và vào Quý 1 năm 2021.

Mặc dù Quý 1 của năm 2020 chỉ cho thấy một tác động nhỏ và hạn chế đối với nền kinh tế Việt Nam, nhưng điều tồi tệ nhất có thể ở phía trước trong Quý 2 và Quý 3, vì: (1) nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính dự kiến sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm chưa từng thấy; và (2) sẽ có sự cạnh tranh tăng cường từ Trung Quốc,

Việc Trung Quốc sẽ dần trở lại kinh doanh bình thường trong quý 2. Cả hai yếu tố này đều đặt ra những mối đe dọa đáng kể đối với cán cân và thặng dư thương mại của Việt Nam cho năm 2020, và trên lộ trình dần trở lại tình hình trước khi bùng phát COVID 19.

Ngành nông sản đứng trước thương vụ lớn

Theo Cục Xuất nhập khẩu (XNK), Bộ Công thương, XK hàng rau quả tháng 10-2020 đạt 230 triệu USD, giảm 3,2% so tháng 9-2020 và giảm 22,2% so tháng 10-2019. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 10-2020, trị giá XK hàng rau quả đạt 2,72 tỷ USD, giảm 12,5% so cùng kỳ năm 2019.

Trong tháng 10, trận lũ lịch sử kéo dài hơn hai tuần tại miền trung và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều thị trường XK chính, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động XK ngành hàng rau quả. Bên cạnh khó khăn đó, nhiều thị trường đã có những tín hiệu tích cực khi gia tăng lượng nhập khẩu (NK) trái cây tươi của Việt Nam.

Dẫn số liệu thống kê từ cơ quan Hải quan Nga, đại diện Cục XNK cho biết; NK trái bưởi tươi của Nga trong tám tháng năm 2020 đạt 71.600 tấn; trị giá 57 triệu USD, giảm 17,1% về lượng và giảm 18,5%; về trị giá so cùng kỳ năm 2019. Giá NK bình quân trái bưởi tươi của Nga; trong tám tháng đầu năm 2020 đạt 796,3 USD/tấn; giảm 1,7% so cùng kỳ năm 2019.

Trong số các thị trường chính cung cấp trái bưởi tươi trong tám tháng đầu năm 2020; Nga tăng mạnh NK từ thị trường Việt Nam, đạt 19 tấn, trị giá 71 nghìn USD; tăng 683,2% về lượng và 355,9% về trị giá so cùng kỳ năm 2019. Cơ hội để đẩy mạnh XK; trái bưởi sang thị trường Nga là rất lớn.

Nguồn: cafef.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *