Tại sao nhiều người lại muốn làm bạn với người yêu cũ của mình?
Mối quan hệ với những người cũ thực tế là chẳng tốt đẹp gì. Cuối cùng, bạn có thể không muốn có bất kỳ mối quan hệ nào với người yêu cũ. Tuy nhiên, đôi khi bạn vẫn muốn hai người là bạn của nhau. Cho dù bạn cảm thấy thế nào, trước khi đồng ý làm bạn với anh ấy, bạn cần biết lý do tại sao bạn muốn làm bạn với người yêu cũ. Khi đó, bạn sẽ thấy rằng động cơ của anh ấy không trong sáng như bạn nghĩ.
Nếu bạn quan tâm đến người yêu cũ, bạn có thể đang bị gài bẫy để lợi dụng và làm tổn thương chính mình. Một khi bạn không còn luyến tiếc gì, bạn lại tự làm phiền mình bằng cách tạo ra những tưởng tượng với người yêu cũ và để họ bước vào cuộc sống với tư cách “bạn bè”. Vậy bạn đã lý giải được tại sao mình lại muốn làm bạn với người yêu cũ chưa? Nếu chưa, hãy để chúng tôi giúp bạn chỉ ra những lý do bạn làm như thế nhé!
Bạn vẫn giữ vì bạn sợ bước qua
Nếu bạn vẫn đang trong giai đoạn này thì cũng đừng lo lắng, không phải vì yếu đuối mà vì bạn đang giữ cho mình một lý do chưa thuyết phục mà thôi. Bạn biết không, người có thể tổn thương ta luôn là người ta yêu thương nhiều nhất và chỉ có họ mới làm được điều đó.
Trên thực tế, mỗi nỗi đau luôn mang lại cho ta những bài học quý giá, chúng làm ta mạnh mẽ hơn và ắt hẳn sẽ sáng suốt hơn trong tương lai. Và cũng có đôi khi ta đã gặp đúng người nhưng vào thời điểm không thích hợp. Ta đã không biết rằng và cũng không nhận ra người ấy tuyệt vời đến thế nào? Tình yêu vốn dĩ sẽ thật đẹp nếu như không có những lần cãi vã không đáng có.
Tình yêu sẽ trọn vẹn nếu ta biết đặt mình vào vị trí của nhau mà suy nghĩ và nhường nhịn một chút thôi. Liệu đây có phải là những điều bạn đang nuối tiếc? Bạn có thể hoài niệm, bạn cũng có quyền hối tiếc nhưng bạn phải nhớ rằng, quá khứ sẽ mãi là quá khứ và bạn phải sống cho hiện tại.
Cùng có bạn bè chung
Nếu bạn bè và gia đình muốn bạn tiếp tục làm bạn với người yêu cũ thì có nhiều khả năng bạn sẽ làm như vậy. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải làm như thế. Giữ mối quan hệ với bạn bè với người cũ vì mục tiêu gặp gỡ, giao lưu với mọi người là tốt nhưng nếu đó là lý do duy nhất để duy trì tình bạn thì sẽ nảy sinh nhiều vấn đề.
Bạn có quyền dành thời gian cho bạn bè mà không có mặt người yêu cũ. Bạn cũng có quyền từ chối lời mời tham dự các cuộc gặp mặt có người cũ. Ngay cả khi thỉnh thoảng gặp lại người yêu cũ thì cũng không có nghĩa là phải làm bạn với họ. Có thể coi người đó chỉ là một người quen vì hai người từng gặp gỡ nhau nhưng theo thời gian thì mối quan hệ từng gặp gỡ đó cũng sẽ dần phai nhạt.
Bạn sợ người ta đau buồn
Nếu hai bạn vừa chia tay và tâm trạng của người yêu cũ không được tốt thì bạn nghĩ rằng nếu từ chối làm bạn sẽ làm họ tổn thương nhiều hơn. Nhưng bạn không có trách nhiệm phải giúp họ vượt qua nỗi đau và sự hỗ trợ của bạn có thể khiến họ cảm thấy tồi tệ hơn.
Thay vì tự mình nhận gánh nặng giúp người cũ vượt qua sự tổn thương do chia tay. Hãy để họ nhận được sự hỗ trợ từ bạn bè, người thân của họ. Nếu bạn nợ họ một lời xin lỗi thì hãy xin lỗi một cách chân thành chứ không phải lấy cớ đó để tiếp tục làm bạn với họ.
Bạn vẫn muốn theo dõi mọi hoạt động của họ
Dù bạn biết rằng hai người không còn thuộc về nhau nữa. Nhưng bạn vẫn có thể cảm thấy đau lòng khi nghĩ đến việc người cũ tìm thấy hạnh phúc bên người khác. Giữ mối quan hệ bạn bè có thể là cách để bạn nắm bắt cuộc sống; mối quan hệ hẹn hò của họ. Tuy nhiên, việc trở thành bạn bè của người yêu cũ sẽ không có lợi cho cả hai về lâu dài. Đặc biệt nếu bạn có sự hiểu lầm khi họ vẫn tiếp tục làm bạn với bạn.
Ngay cả làm bạn trên Facebook cũng được nhiều người coi là cơ hội để bước vào cuộc sống của người cũ. Trong một cuộc khảo sát của tạp chí Men’s Health với 3.000 người, 85% thừa nhận đã vào kiểm tra trang Facebook của người yêu cũ và 17% cho biết họ làm điều đó mỗi tuần một lần. “Rình rập” người cũ trên Facebook có xu hướng làm tăng sự lo lắng; ghen tỵ của bạn với người cũ. Nếu bạn muốn tránh cảm giác này. Tốt hơn hết nên hủy kết bạn với người cũ cả trên mạng và ngoài đời.
Bạn đang cảm thấy cô đơn
Khi vừa chia tay, có thể bạn cảm thấy có một khoảng trống trong cuộc sống. Khoảng trống đó có thể mất nhiều thời gian để lấp đầy. Bạn thấy cô đơn vào tối thứ bảy và nghĩ rằng rủ người cũ đi xem phim nghe có vẻ hấp dẫn hơn là cố gắng ra ngoài và gặp gỡ những người mới. Nhưng cách này cũng có thể dẫn bạn quay trở lại mối quan hệ với người cũ; nhiều khả năng lần này còn tệ hơn lần trước. Thay vào đó, khi cảm thấy cô đơn, bạn hãy hướng về gia đình bạn bè; đồng thời tìm cách tận dụng tối đa thời gian ở một mình.
Không hài lòng với mối quan hệ mới
Nếu bạn không hoàn toàn hài lòng mối quan hệ mới thì bạn có thể thấy hứng thú hơn với việc giữ liên lạc với người yêu cũ. Thật dễ dàng để lãng mạn hóa người mà bạn không ở cùng. Vì bạn không còn thường xuyên tiếp xúc với những thói quen khó chịu của họ nữa.
Nhưng cách suy nghĩ này là một cái bẫy vì nếu cỏ ở chỗ khác luôn xanh hơn. Thì bạn sẽ không bao giờ hài lòng dù ở bất cứ đâu. Nếu bạn không hạnh phúc trong mối quan hệ hiện tại; bạn nên cố gắng giải quyết những cảm xúc đó với người yêu hiện tại hơn là tìm đến người cũ để được giúp đỡ hoặc như một lối thoát.
Hy vọng hai người quay lại
Có thể bạn chia tay vì người yêu cũ không chung thủy hoặc uống rượu quá nhiều. Nhưng bạn hy vọng rằng họ sẽ rút được bài học từ sai lầm của mình. Và cuối cùng trở thành mẫu người bạn đời mà bạn mong muốn. Bằng cách làm bạn, bạn có thể giữ họ trong cuộc sống của mình và thậm chí có thể giúp họ thay đổi.
Trong một số trường hợp, hy vọng làm hòa có thể thúc đẩy mọi người thay đổi, tiến bộ hơn. Nhưng nếu người cảm thấy rằng việc giành lại bạn không quá khó thì họ có thể chỉ cố gắng chứng minh rằng mình đã thay đổi hơn là tạo ra những thay đổi thực sự và bạn có thể tạo cho mình nhiều thất vọng hơn.
Bạn coi người cũ như một “lốp dự phòng”
Một lý do khác khiến nhiều người muốn làm bạn với người yêu cũ là phòng trường hợp không thể tìm ai đó tốt hơn. Cách tiếp cận này không công bằng đối với người cũ của bạn; nhưng nó cũng có thể kéo bạn tụt lại về phía sau. Bạn luôn giữ cho mình một phương án dự phòng không phải là cách tiếp cận tốt khi yêu. Đôi khi bạn phải đóng hoàn toàn một cánh cửa nếu bạn muốn một cánh cửa khác mở ra.
Người cũ lại muốn làm bạn với bạn
Bạn có thể không muốn tiếp tục là bạn bè nhưng người yêu cũ thì ngược lại. Tuy nhiên, bạn có quyền nói không với tình bạn và bạn nên nói thẳng với người cũ vể cảm xúc của mình.
Mặc dù một chút “rình rập” trên Facebook có thể tương đối vô hại nhưng việc người cũ theo dõi người kia sau khi chia tay thật đáng sợ và không chấp nhận được. Ví dụ như liên lạc với người yêu cũ dù đã được yêu cầu đừng liên lạc nữa; đến nơi ở của người cũ mà không được mời. Hãy cẩn thận với những hành động như theo dõi, rình rập, giận dữ, ghen tuông, ám ảnh, muốn kiểm soát và có thể tệ hơn nữa.
Người ấy vẫn còn yêu bạn nhiều
Nếu người yêu cũ vẫn còn yêu bạn nhưng bạn không cảm thấy như vậy. Điều tốt nhất bạn có thể làm cho họ là để họ ra đi. Bạn vẫn dành thời gian với người cũ có thể gây đau đớn và khó hiểu cho họ. Đặc biệt nếu điều đó mang lại cho họ hy vọng hão huyền. Ngay cả khi bạn nói rõ rằng chỉ muốn làm bạn. Nhưng điều đó có thể không đủ rõ ràng với người cũ. Bởi mọi người chỉ thấy những gì họ muốn thấy. Họ luôn để ý đến bất kỳ dấu hiệu nào của tình cảm đáp trả. Ví dụ như bạn vẫn đồng ý làm bạn sau khi chia tay. Trong tình huống này, tốt nhất là bạn không nên liên lạc và để người cũ rời đi.
Hoặc bạn vẫn còn yêu người ấy
Bạn vẫn còn tình cảm với người cũ và thầm mong giành lại được họ có thể là động lực mạnh mẽ để bạn duy trì mối quan hệ bạn bè với họ. Nhưng không may, đây cũng là một trong những động lực nguy hiểm nhất. Nếu người cũ không muốn ở bên bạn thì rất khó để thay đổi quyết định của họ. Cố gắng vô ích của bạn sẽ chỉ khiến nỗi đau lặp đi lặp lại; khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân. Hãy dành thời gian cho những người khiến bạn thấy mình được yêu thương; đánh giá cao chứ không phải ôm mộng quay lại với người cũ để rồi bạn bị tổn thương nhiều hơn.
Nguồn: Dantri.com.vn