Tóc bạc ở tuổi dậy thì – Làm sao để lấy lại tự tin cho con trẻ?
Màu sắc của tóc phụ thuộc vào một sắc tố do các tế bào trong nang lông tiết ra, đó là sắc tố melanin. Hàm lượng melanin càng cao thì màu tóc càng đậm. Khi già đi, cơ thể bạn sản xuất ngày càng ít melanin, khiến tóc bạn chuyển sang màu trắng. Do đó, việc các con ở tuổi dậy thì mà tóc bạc có liên quan trực tiếp đến sự sụt giảm hàm lượng melanin.. Một yếu tố khác cũng có thể khiến tóc bị tẩy trắng sớm là sự tích tụ của hydrogen peroxide, một chất oxy hóa mạnh có thể tẩy trắng tóc. Khi cơ thể con người ở trạng thái bình thường, hydrogen peroxide luôn được kiểm soát bởi catalase. Với tuổi tác hoặc do rối loạn chức năng sinh lý, nó không còn có thể sản xuất đủ lượng catalase để phân hủy hydrogen peroxide, dẫn đến tích tụ chất này và làm mất màu tóc.
Việc tóc bạc ở tuổi dậy thì sẽ làm con trẻ cảm thấy hoang mang và thiếu tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy việc phát hiện và giúp đỡ con trẻ giải quyết vấn đề này cũng cực kì quan trọng đối với các bậc phụ huynh. Ngày hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Nguyên nhân tóc bạc sớm ở trẻ dậy thì
Yếu tố di truyền
Nói tóc bạc sớm do máu xấu là có lý do đấy, bởi gen di truyền chính là yếu tố quyết định phần lớn màu tóc của bạn. Nhà nào mà có ông bà, cha mẹ bị bạc tóc sớm thì khả năng cao con cháu sẽ gặp vấn đề tương tự. Tiếc thay, hiện tại vẫn chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm tóc bạc sớm do di truyền. Lúc này, bạn chỉ có thể chú trọng vào việc chăm sóc tóc cho con. MarryBaby sẽ chia sẻ kỹ hơn ở phần sau cho bạn.
Tóc bạc ở tuổi dậy thì đến từ áp lực, căng thẳng
Căng thẳng khiến tóc bạc màu là điều hoàn toàn có thực. Bởi dậy thì là giai đoạn trẻ có nhiều biến đổi về tâm sinh lý; nên ở độ tuổi này con rất nhạy cảm và dễ chịu áp lực từ việc học hay những mối quan hệ xung quanh.
Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài mà không được kiểm soát sẽ thúc đẩy cơ thể sản sinh ra nhiều hormone gây rối loạn hoạt động của melanocyte (tế bào hắc tố chịu trách nhiệm sản sinh melanin quyết định màu sắc tự nhiên của tóc) dẫn đến tóc bạc ở tuổi dậy thì.
Ngoài yếu tố căng thẳng thì việc đi nắng trực tiếp mà không che chắn; cũng khiến tế bào gốc menanocyte suy yếu khiến tóc bị phai nhạt màu.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Sự thật đáng buồn là ngày nay giới trẻ, nhất là các bạn tuổi teen thường rất mê thức ăn nhanh. Lý do nằm ở sự tiện lợi, nhanh chóng, món ăn đa dạng đi kèm với nhiều ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Nhưng những thức ăn nhiều dầu mỡ như vậy lại nghèo nàn dinh dưỡng; và gây tăng tiết cholesterol làm suy yếu nang tóc. Hơn nữa, nếu trẻ cứ tiếp tục ăn uống thiếu khoa học; sẽ khiến cơ thể thiếu đi những dưỡng chất cần thiết (đặc biệt là vitamin E, vitamin B7) để nuôi tóc.
Tóc bạc ở tuổi dậy thì do bệnh lý
Tình trạng rối loạn tuyến giáp (suy giáp hoặc cường giáp); được cho là nguyên nhân hàng đầu gây ra tóc bạc sớm. Sở dĩ như vậy là vì trẻ bị bệnh này sẽ không sản xuất đủ hormone cần thiết; trong đó có cả những loại quyết định màu tóc nữa. Chẳng những tóc bạc ở tuổi dậy thì mà người mắc bệnh tuyến giáp; còn hay gặp hiện tượng tóc khô xơ, chẻ ngọn và dễ gãy rụng.
Bên cạnh đó, những vấn đề sức khỏe khác như rối loạn giấc ngủ; suy nhược thần kinh ở trẻ dậy thì cũng phần nào làm gián đoạn; quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và sản xuất sắc tố melanin khiến tóc nhanh lão hóa hơn.
Lạm dụng các sản phẩm chăm sóc tóc
Đừng tưởng cứ chăm sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc là tóc sẽ bồng bềnh; óng mượt như ý vì điều này chỉ đúng nếu sản phẩm đó thật sự chất lượng. Còn nếu dùng các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc chứa nhiều hóa chất độc hại; thì các thành phần này sẽ ngấm sâu vào da đầu khiến tóc trở nên yếu dần.
Để tránh tình trạng tóc bạc ở tuổi dậy thì xảy ra với con trẻ, bạn nên quan tâm hơn đến việc; sử dụng các mỹ phẩm để làm đẹp của con, xem xét kỹ thành phần; tránh mua những loại chứa hydrogen peroxide (hoạt chất có tính tẩy rất hại tóc).
Chăm sóc tóc không đúng cách
Nguyên nhân tóc bạc sớm còn là vì trẻ thời nay thường chuộng làm tóc hợp mốt. Muốn vậy, trẻ phải áp dụng những cách làm tóc như uốn, nhuộm, duỗi… Nhưng rủi thay, việc tiếp xúc với hóa chất, nhiệt độ cao thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến tế bào gốc sản sinh melanin (yếu tố giúp tóc có màu đen). Chưa kể làm tóc theo những phương pháp này còn mau làm tóc bị tổn thương rồi dẫn đến hiện tượng gãy rụng.
Tóc bạc sớm ở trẻ có nguy hiểm không?
Tóc bạc sớm ở trẻ 14 có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Ngoài ra việc bạc tóc sớm khiến trẻ thiếu tự tin, mặc cảm… Nếu tình trạng này kéo dài có thể sẽ gây nên bệnh trầm cảm. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm đến trẻ và có cách trị tóc bạc sớm cho trẻ đúng cách và hiệu quả.
Cách chữa
Dùng dầu dừa chữa tóc bạc
Tóc bạc, xám màu thường khá dày và thô. Do đó, chúng cần được nuôi dưỡng và bảo vệ tốt. Dầu dừa đặc tính dưỡng ẩm, có thể giúp giảm lượng protein mất đi từ tóc bạc, giúp tóc được nuôi dưỡng tốt hơn. Bạn hãy hướng dẫn con ủ tóc bằng dầu dừa nguyên chất trong vòng 1 giờ, từ 1-2 lần mỗi tuần, sau đó xả sạch lại bằng dầu gội nhẹ dịu.
Dùng lá cà ri chữa tóc bạc ở tuổi dậy thì
Chiết xuất từ lá cà ri có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học; có thể giúp nuôi dưỡng và ngăn ngừa tóc bạc ở tuổi dậy thì. Cách làm cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 15-20 lá cà ri cùng với 100ml dầu dừa sau đó thực hiện theo các bước dưới đây:
- Đun sôi lá cà ri và dầu trên ngọn lửa nhỏ
- Khi dầu chuyển sang màu đen bóng thì tắt bếp
- Để dầu nguội rồi thoa lên tóc và da đầu của trẻ
- Để yên hỗn hợp trong ít nhất một giờ trước khi rửa sạch lại bằng nước ấm cùng dầu gội dịu nhẹ.
Bột henna giúp cải thiện tóc bạc
Bột henna có đặc tính nhuộm màu tự nhiên, sẽ giúp phủ bạc phần nào những sợi tóc bị mất đi sắc tố đen. Bên cạnh đó, loại bột này không quá ảnh hưởng đến da đầu như các loại thuốc nhuộm công nghiệp khác. Bạn hãy pha hỗn hợp 100 gram bột cùng khoảng 30ml nước cho đến khi tạo được 1 hỗn hợp sệt, sau đó bôi lên tóc của trẻ và để yên trong vòng 1-2 tiếng rồi xả sạch.
Cách ngăn ngừa tóc bạc khi còn trẻ
Chế độ ăn đầy đủ
Chế độ ăn uống đóng một phần vai trò trong việc ngăn ngừa tóc bạc ở tuổi dậy thì. Một chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa; sẽ hỗ trợ cơ thể nuôi dưỡng nang tóc tốt hơn. Các thực phẩm chứa dồi dào chất chống oxy hóa mà bạn nên thêm vào thực đơn hằng ngày của bé gồm:
- Trái cây tươi
- Rau củ quả
- Dầu ô liu
- Cá.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế việc trẻ uống quá nhiều thức uống có ga, thức ăn nhanh… Nếu tóc bạc ở tuổi dậy thì xuất phát từ việc thiếu vitamin; bé nên nên ăn nhiều thực phẩm có chứa các vitamin đó.
Ví dụ, hải sản, trứng và thịt là nguồn cung cấp vitamin B12 dồi dào. Sữa, cá hồi và pho mát là những nguồn cung cấp vitamin D. Các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất cũng có thể khắc phục sự thiếu hụt trên.
Hạn chế stress để ngừa tóc bị ảnh hưởng
Ở độ tuổi dậy thì, con sẽ có những nỗi lo lắng khác nhau; từ đó gây ra stress khiến mái tóc mất đi sắc tố vốn có. Do vậy, bố mẹ hãy tâm sự với con để hiểu những khó khăn con đang gặp phải; từ đó giải quyết phần nào vấn đề tâm lý.
Ngoài ra, việc rèn cho trẻ có lối sống lành mạnh, chẳng hạn như ngủ sớm; vận động tập thể dục sẽ giúp hạn chế tóc bạc xảy ra quá nhiều.
Nguồn: Songkhoe.wiki