Tìm hiểu về các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ

Tìm hiểu về các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh từ 2 tuổi rưỡi trở lên nhạy cảm, trẻ rất dễ mắc các bệnh, đặc biệt là bệnh ngoài da. Các bệnh ngoài da thường xảy ra vào những ngày thời tiết nóng ẩm hoặc giao mùa. Vì vậy, việc hiểu rõ về bệnh và cách phòng tránh, điều trị là điều cần thiết của các bậc cha mẹ để con mình luôn có một cơ thể khỏe mạnh nhất trước những tác động của môi trường.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các bệnh ngoài da ở trẻ em rất phổ biến như sức đề kháng da yếu, trẻ chưa biết cách vệ sinh cơ thể, hoạt động vui chơi tích cực, tai nạn thương tích,… Đây đều là những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập dễ dàng. Hiểu biết về các bệnh ngoài da của trẻ sẽ giúp các bậc cha mẹ “nhận mặt” để có những biện pháp phòng tránh phù hợp.Da trẻ em mỏng và nhạy cảm hơn da người lớn nên dễ bị kích ứng, mẩn ngứa. Các bệnh ngoài da ở trẻ em như chàm, rôm sảy, mụn nhọt,… không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà còn khiến các bậc phụ huynh phải lo lắng, vất vả.

Hắc lào

Bệnh hắc lào ở trẻ em không nhất thiết sẽ gây ngứa. Loại bệnh về da này do nấm sống trên mô da, tóc và móng tay chết gây ra. Biểu hiện của hắc lào bắt đầu một mảng da hoặc vết sưng đỏ, có vảy. Sau đó xuất hiện vòng tròn, viền mờ và gây ngứa.

Hắc lào

Bệnh hắc lào lây truyền qua tiếp xúc gần với người, động vật. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh này khi dùng chung những vật dụng như khăn tắm hoặc dụng cụ thể thao với bạn bè. Bác sĩ có thể điều trị bệnh hắc lào thuộc nhóm các bệnh về da ở trẻ em bằng cách cho con dùng thuốc chống nấm.

Bệnh chàm

Cái tên tiếp theo trong danh sách các bệnh về da ở trẻ em chính là chàm hay viêm da dị ứng. Bệnh chàm là một tình trạng da phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ ai, trẻ em thuộc đối tượng dễ gặp phải nhất.

Triệu chứng rõ ràng nhất bệnh chàm bao gồm những mảng da đỏ, ngứa và khô. Những nốt ban này thường xuất hiện trên cánh tay và phía sau đầu gối, nhưng chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể. Các bác sĩ có thể kê toa các loại kem bôi steroid và thuốc kháng histamine cho trẻ uống để giúp giảm ngứa, nhưng việc điều trị sẽ khác nhau ở từng đối tượng cụ thể.

Nếu bé yêu bị chàm, bạn nên tránh tắm nước nóng, hạn chế sử dụng nước hoa và xà phòng thơm hoặc sữa tắm. Nên ưu tiên sử dụng chất tẩy rửa nhẹ để giặt quần áo và cho con bạn mặc quần áo bằng vải cotton thay vì vải kém thoáng khí như polyester. Luôn thoa kem dưỡng ẩm cho bé sau khi tắm và tránh gãi hoặc chà xát các vùng bị ảnh hưởng.

Ban đỏ nhiễm khuẩn

Theo các chuyên gia, bệnh thứ năm (ban đỏ nhiễm khuẩn) là căn bệnh khá dễ lây lan và nằm trong danh sách các bệnh ngoài da ở trẻ em dễ gặp. Bệnh thường diễn ra ở mức độ nhẹ và sẽ khỏi sau một vài tuần. Bệnh thứ năm bắt đầu với các triệu chứng giống như cúm cùng với hiện tượng đôi má bé ửng hổng.

Ban đỏ nhiễm khuẩn

Căn bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ này lây lan thông qua hành động ho và hắt hơi. Ban đỏ nhiễm khuẩn được điều trị bằng các biện pháp như nghỉ ngơi, truyền nước và thuốc giảm đau không chứa aspirin.

Chốc lở

Bệnh chốc lở là cái tên không thể thiếu trong danh sách các bệnh về da ở trẻ em. Chốc lở do vi khuẩn gây nên và tạo ra các vết loét đỏ hoặc mụn nước. Những nốt này có thể bị vỡ ra, chảy nước; và vùng da bị tổn thương sẽ phát triển thành lớp vỏ màu vàng nâu.

Chúng xuất hiện khắp cơ thể nhưng chủ yếu hiện diện xung quanh miệng và mũi. Chốc lở có thể lây lan khi tiếp xúc gần gũi hoặc dùng chung đồ vật với người mắc bệnh; chẳng hạn như khăn tắm và đồ chơi. Nếu bé gãi, các nốt lở sẽ lây sang các bộ phận khác của cơ thể. Loại bệnh ngoài da ở trẻ em này được điều trị bằng thuốc mỡ kháng sinh; hoặc thuốc kháng sinh qua đường uống.

Cách điều trị:

  • Đưa trẻ đi khám ở bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất để có biện pháp kịp thời điều trị
  • Vệ sinh vùng da bị nhiễm bệnh bằng nước ấm, và lau khô ngay.
  • Dùng khăn và đồ dùng vệ sinh loại 1 lần rồi bỏ; hoặc giặt sạch và luộc chín đồ sau khi vệ sinh vết thương, phơi khô
  • Không nên cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, tránh lây lan, nhiễm trùng.

Mụn cóc

Mụn cóc do một loại virus gây ra, khiến da phát triển những mảng sần sùi; nhưng chúng hầu như vô hại hoặc không gây đau. Căn bệnh ngoài da này có thể lây lan dễ dàng từ người này sang người khác. Để ngăn không cho bé bị mụn cóc, bạn hãy chú ý dặn con vệ sinh da; các kẽ ở móng tay thật kỹ càng, mang dép khi đi trong khu vực ẩm ướt như thành bể bơi,… Hầu hết các nốt mụn cóc sẽ tự biến mất sau một thời gian.

Mụn cóc 

Cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh về da này:

  • Đưa trẻ đi khám bác sĩ
  • Nếu bệnh nhẹ có thể dùng cồn 70-90 độ hay thuốc sát trùng chấm nhẹ vào vùng nổi nhọt ở và che kín bằng một miếng gạc băng bó
  • Tránh làm vỡ nhọt vì dễ bị bị nhiễm trùng gây đau rát.

Rôm sảy

Rôm sảy là một trong các bệnh về da ở trẻ em phổ biến khác. Nguyên nhân đến từ việc ống dẫn mồ hôi bị tắc do bố mẹ ủ em bé quá kỹ. Rôm sảy thường xuất hiện trên đầu, cổ và vai của trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, thời tiết nóng cũng có thể góp phần gây ra rôm sẩy. Để ngăn ngừa, bạn hãy giữ vệ sinh cho trẻ, cho con bận những trạng phục mỏng, thấm hút mồ hôi tốt.

Cách chăm sóc và điều trị:

  • Cho trẻ ở những nơi thoáng mát, gió lưu thông, nhiệt độ phòng không quá cao.
  • Trẻ cần được uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả
  • Không nên mặc đồ quá nhiều, nên mặc quần áo thoáng mát và thấm mồ hôi
  • Tắm trẻ bằng nước ấm, nước khổ qua và thấm khô; để da trẻ còn hơi ẩm ướt một chút, thoa bột Talc vào những chỗ ra nhiều mồ hôi.

Viêm da tiếp xúc

Cái tên cuối cùng trong danh sách các bệnh về da ở trẻ em chính là bệnh viêm da tiếp xúc. Một số trẻ nhỏ có phản ứng dữ dội sau khi da chạm vào các loại đồ vật nhất định; chẳng hạn như thực phẩm, xà phòng; sơn hoặc thực vật như cây vạn niên thanh, cây sơn, cây thường xuân độc, cây thù du hoặc cây sồi.

Viêm da tiếp xúc

Phát ban do viêm da tiếp xúc gây nên sẽ có hiện tượng mẩn đỏ nhẹ hoặc nổi các nốt mụn nhỏ màu đỏ. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể thấy da trẻ bị sưng, đỏ và có mụn nước lớn. Loại phát ban này thường biến mất sau một hoặc hai tuần nhưng có thể được điều trị bằng kem chống viêm như hydrocortisone.

Hăm tã

Hăm tã là bệnh ngoài da ở trẻ thường xuất hiện ở các trẻ từ 8 đến 10 tháng tuổi; đặc biệt là trẻ có làn da nhạy cảm, dễ bị dị ứng với chất liệu của tã. Hăm tã có các triệu chứng như: nóng đỏ, đau rát vùng da quấn tã (bụng dưới, đùi, mông…), vùng da này sẽ tiết dịch vàng sau đó đóng vảy. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ lan rộng ra các vùng da lân cận; xuất hiện các vết xước, nặng hơn có thể khiến bộ phận sinh dục bị tổn thương.

Để tránh bị hăm tã cho bé, ngoài việc chọn loại tã tốt, chất lượng, ba mẹ cần phải sử dụng đúng cách. Vào mùa hè, khi thời tiết nắng nóng, oi bức, trẻ dễ ra mồ hôi; ba mẹ nên hạn chế dùng tã cho bé, nếu phải dùng thì nên thay mới thường xuyên (4 tiếng/lần). Khi thay, cần vệ sinh vùng mặc tã bằng nước ấm, sau đó thấm nước nhẹ nhàng và mặc tã cho trẻ.

Một số cách phòng tránh và chăm sóc trẻ đúng cách

 Một số cách phòng tránh và chăm sóc trẻ đúng cách

  • Cho trẻ ăn nhiều loại trái cây và rau củ. Khi con bắt đầu ăn dặm, hãy cho trẻ ăn những thực phẩm nguyên chất hoặc các loại thực phẩm nguyên chất được nghiền nhuyễn bao gồm các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc. Đặc biệt chuối và măng tây là những rau củ tự nhiên rất giàu prebiotic, tốt cho sức đề kháng của trẻ.
  • Tăng sức đề kháng cho trẻ. Tiêm vắc – xin, cho trẻ bú suốt 2 năm đầu đời, bổ sung HMO.
  • Để trẻ được chơi đùa ngoài trời. Hãy khuyến khích trẻ chơi và khám phá thế giới bên ngoài; điều này có thể giúp bé tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn. Từ đó giúp hệ miễn dịch được tập luyện nhiều hơn và hoàn thiện hơn. Bạn chỉ cần đảm bảo trẻ rửa tay sạch sẽ sau khi chơi ngoài trời; sau khi đi vệ sinh, trước bữa ăn hay khi trẻ bị ốm.
  • Vệ sinh sạch sẽ: phải thường xuyên thay tã lau chui vệ sinh để tránh các bệnh ngoài da. Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hằng ngày.

Nguồn: Hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *