Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân và cách phòng tránh

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân và cách phòng tránh

Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (US CDC), 3.500 trẻ sơ sinh chết do đột tử khi đang ngủ ở Mỹ mỗi năm. Có tới một nửa trong số này không tìm ra nguyên nhân, cho dù đã được tổ chức điều tra và truy vết. Khi không rõ nguyên nhân, những trường hợp tử vong này được gọi là Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Trẻ sơ sinh đột tử hay còn gọi là “những cái chết trong nôi” là một loại bệnh, không phải là bệnh nội khoa thông thường. Đột tử là một viễn cảnh khủng khiếp, nó xảy đến với cả những đứa trẻ khỏe mạnh dưới 1 tuổi mà không hề báo trước. Để tìm ra nguyên nhân, nhân viên y tế phải theo dõi bệnh sử của đứa trẻ và cha mẹ, khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi. Tuy nhiên, cho đến nay, hội chứng này vẫn là một bí ẩn lớn trong y học hiện đại.

Nguyên nhân gây đột tử sơ sinh

Y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh; đặc biệt ở những trẻ khỏe mạnh đột tử khi ngủ. Các nhà khoa học cho rằng hội chứng đột tử gây ra do đa yếu tố hay đa nguyên nhân, có tính chất tương tác phối hợp như:

  • Sự trì hoãn hoặc phát triển bất thường của các tế bào não có vai trò điều hòa hệ tim mạch và hô hấp: Người ta đã khám nghiệm bộ não của những trẻ tử vong; và tìm thấy một số bất thường của tế bào não có chức năng điều hòa nhịp tim, nhịp thở, huyết áp. Giả thuyết này được nghiên cứu khá nhiều trong thập niên 90’s của thế kỷ XX (Becker 1990, Rognum and Saugstad 1993). Chính tiến triển âm thầm mang tính vi thể trong sự trưởng thành của các tế bào thần kinh; có chức năng điều hòa hoạt động sống này đã dẫn đến việc tử vong không đoán trước được.

Nguyên nhân gây đột tử sơ sinh

  • Tư thế ngủ: Khi trẻ nằm ngủ, mặt có thể úp xuống và việc hạn chế đường thở; là một nguyên nhân gây thiếu oxy trong quá trình ngủ; thậm chí tắc đường thở trong lúc ngủ. Đặc biệt là tư thế nằm sấp và nằm nghiêng – sấp có nguy cơ cao.
  • Tăng thân nhiệt: Việc quấn quá nhiều áo cho bé có thể gây nên một hiện tượng tăng thân nhiệt nhanh, gây nên tăng nhịp chuyển hóa và dẫn đến mất kiểm soát nhịp thở.

Một số nguy cơ khác

  • Trẻ sinh non, sinh nhẹ cân.
  • Mẹ hút thuốc lá, uống rượu bia, trước và trong mang thai.
  • Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá sau sinh.
  • Chăm sóc trước sinh kém.
  • Nhiệt độ quá nóng khi ngủ.
  • Trẻ nằm sấp khi ngủ.
  • Mẹ trẻ hơn 20 tuổi

Triệu chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Đột tử ở trẻ sơ sinh không có triệu chứng kèm theo và không có dấu hiệu cảnh báo trước đó. Trẻ không quấy khóc hay bỏ bữa; không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy trẻ phải chịu đựng sự đau đớn. Tuy vậy, trẻ có thể có vấn đề về hô hấp hoặc dạ dày nhưng không nghiêm trọng trong vài tuần trước đó.

Triệu chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Cần làm gì để giảm nguy cơ SIDS?

Những việc dưới đây có thể giúp bảo vệ em bé khỏi SIDS  hoặc những nguy cơ khác liên quan đến giấc ngủ:

Đặt bé ngủ đúng tư thế

Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là để luôn đặt bé ngủ nằm ngửa thay vì nằm sấp hoặc sang hai bên;

Không sử dụng chất kích thích

Không sử dụng chất kích thích

Chất kích thích có thể gây hại đến sự phát triển thần kinh vận động của bé. Vì vậy mà mẹ không nên để em bé tiếp xúc với khói thuốc trong hoặc sau khi mang thai;

Tập cho bé ngủ nôi ở giai đoạn đầu

Trong 6 tháng đầu tiên, bố mẹ nên cho bé ngủ trong cũi hoặc nôi trong phòng. Bạn không nên ngủ vói bé trong cùng một giường. Bên cạnh đó, nếu đã hút thuốc hoặc sử dụng rượu; chất kích thích thì hạn chế ngủ cùng với bé.

Thiết kế giường ngủ an toàn

Không bao giờ ngủ với bé trên ghế dài hoặc ghế bành. Nơi an toàn nhất cho trẻ sơ sinh là trong giường cũi, nôi hoặc giường với đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn.

Hạn chế đặt đồ chơi cạnh bé khi ngủ

đồ chơi bằng gỗ cho con trẻ

Bố mẹ nên lấy các vật mềm ra khỏi cũi của bé. Các loại đồ chơi quen thuộc như chăn, thú nhồi bông; đồ chơi và gối có khả năn làm cho bé bị ngạt thở. Mặc đồ ngủ cho bé thay vì sử dụng chăn cũng làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ.

Dùng nệm an toàn

Hãy chắc chắn rằng giường cũi của bé có một tấm nệm chắc chắn. Không sử dụng thêm miếng đệm để chặn quanh giường cũi. Chúng có thể khiến bé bị chết ngạt.

Đặt nhiệt độ phòng an toàn

Giữ phòng ở nhiệt độ thoải mái để em bé có thể ngủ trong bộ quần áo ở nhà mà không cần phải sử dụng chăn. Thông thường, nhiệt độ phòng thích hợp là khi bạn mặc áo quần dài mà không cảm thấy lạnh. Nếu thấy bé đổ mồ hôi hoặc trở mình nhiều lần, hãy điều chỉnh nhiệt độ.

Cho bé bú sữa mẹ trong 6 tháng liên tục

Cho bé bú sữa mẹ trong 6 tháng liên tục

Cho bé bú sữa mẹ lâu dài có thể làm giảm nguy cơ SIDS xuống đến khoảng 50 lần. Tuyệt đố không nên uống rượu trong thời gian cho con bú vì nó sẽ làm tăng nguy cơ bé bị SIDS.

Tiêm chủng đúng lịch

Tiêm chủng cho bé đầy đủ là cách đơn giản có thể giúp bé giảm nguy cơ đột tử. Bằng chứng cho thấy những em bé đã được tiêm chủng giảm 50% nguy cơ mắc SIDS; so với những em bé không được tiêm chủng đầy đủ;

Tập cho bé quen với núm vú giả

Một cách khác mà bạn có thể áp dụng là cho bé ngậm núm vú giả lúc ngủ trưa và tối. Nếu con vẫn đang bú sữa mẹ, bạn có thể chờ đến khi bé đủ một tháng tuổi và cho bé sử dụng thêm núm vú giả.

Hi vọng rằng với 10 cách trên, bạn sẽ bảo vệ được con yêu tránh khỏi hội chứng đột tử khi ngủ nhé!

Nguồn: Hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *