Cuộc hôn nhân của bạn sẽ ra sao khi có một người chồng hay giận dỗi?
Trong hôn nhân, sự giận dỗi nhau vô cớ là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nếu giận dỗi vô cơ xuất phát từ chồng bạn thì đây là điều có thể làm bạn khó hiểu hơn. Bạn luôn đặt câu hỏi tại sao chồng mình lại giận mình và giận về điều gì. Nếu mẫu thuẫn nhỏ này không được giải quyết với nhau thì sau này khi có mẫu thuẫn lớn hơn thì những lý do này cũng sẽ làm cho mọi chuyện đi quá xa với mong muốn của bạn. Nó cũng có thể phá vỡ sự hạnh phúc gia đình. Vậy nếu bạn biết được lý do chồng bạn hay giận dỗi bạn cả một tháng thì bạn sẽ giải quyết như thế nào để cuộc hôn nhân của bạn không còn căng thẳng?
Tâm lý đàn ông khi giận là gì?
Thứ nhất, họ thường tỏ ra vẻ lạnh nhạt; không quan tâm. Mỗi khi hai bạn cãi vã hoặc anh ấy cảm nhận sự lạnh nhạt ở bạn thì anh ấy thường có tâm lý dửng dưng; làm mặt lạnh và ra vẻ không quan tâm đến bạn.
Tâm lý đàn ông khi giận lúc này là đang lẩn tránh; anh ấy không muốn đối mặt với xung đột của hai bạn và anh ấy thường sẽ chọn cách biến mất hoặc trở nên vô tình.
Thứ hai, tâm lý đàn ông khi giận thường trở nên bất cần. Có thể bạn không biết nhưng khi anh ấy giận anh ấy như trở thành một con người khác. Sự ấm áp thường ngày biến mất thay vào đó là sự bất cần; phủi bụi. Tâm lý này có thể xuất phát từ nguyên nhân của cơn giận dỗi như anh ấy đang ghen; hoặc đang không cảm thấy tự tin vào bản thân trong mối quan hệ giữa hai người.
Thứ ba, khi giận dỗi tâm lý đàn ông thường sẽ mất kiểm soát các hành động của bản thân. Có nhiều anh khi giận dỗi với bạn gái thường bắt đầu tập hút thuốc, nhậu nhẹt; hay sa đà vào những cuộc vui không lành mạnh – những hành động mà trước đây anh ấy chưa từng làm. Có thể anh ấy tìm đến những thứ này chỉ để giải tỏa cơn giận hoặc đơn giản là chàng đang muốn lấy lại sự tự tin, dũng khí cho bản thân.
Thứ tư, tâm lý đàn ông khi giận khó tránh khỏi lo sợ và tự ái. Bởi vì đàn ông mà ai chẳng thích sĩ diện, dù anh ấy đang lo sợ về mối quan hệ của hai bạn, không biết rồi kết quả sẽ như thế nào, anh ấy sợ hãi nghĩ về tương lai của hai bạn.
Và cuối cùng, tâm lý đàn ông khi giận thường cảm thấy bản thân không được tôn trọng.
Khổ vì có một người chồng hay dỗi
Gia đình luôn trong trạng thái căng thẳng
30 tuổi chị Nguyễn Thị Thu (Hà Nội) mới kiếm được anh chồng bằng tuổi, với cái tính rất hay hờn mát; giận dỗi vặt – điều mà khi yêu chị rất thích vì “dấu ấn riêng”. Ai dè thành vợ chồng cái tính ấy thể hiện thường xuyên khiến chị không ít lần cười ra nước mắt; còn bị cấm vận cả “gối chăn”; khiến không khí gia đình căng thẳng vì cả tháng trời chồng chả nói gì.
Không ít lần chồng đùng đùng “lên cơn dỗi” bỏ về khi cả hai đang đi chơi với bạn bè; hay ở bên nhà nội; nhà ngoại… Lý do dỗi thì vô cùng, có khi chỉ vì cái áo chồng nhờ giặt; mà vợ quên là anh ôm gối ra sofa ngủ cả tuần. Có lần đang vui chuyện vô tình chị nói gì đó làm anh thay đổi sắc mặt, dỗi bỏ đi.
Cả tháng sau anh mới hết giận; chị mới thỏ thẻ bảo chồng chỉ ra điểm sơ suất để rút kinh nghiệm; và chị suýt bật ngửa bởi lý do anh giận đơn giản là vì “cách nói năng với chồng chẳng có sự tôn trọng nề nếp gì cả”. Từ đó chị hết tự tin, thoải mái bên chồng bởi nói gì cũng phải “uốn lưỡi”; tình cảm vì thế mà xa cách. Không ít lần anh giận người khác nhưng dỗi lây sang vợ. Có lần chị Thu “thi gan” nhưng vội chào thua khả năng cố chấp; hờn giận của anh quá lì.
Những lý do vô lý của chồng
Chị Lê Thị Nhàn (Quảng Ninh) từ khi lấy chồng cũng trở thành “đàn ông” chạy theo “dỗ” ông chồng hơi tí mặt nặng mày nhẹ; với những lý do như: nấu ăn không ngon miệng chồng – dỗi, vợ trang điểm đẹp, mặc váy đi làm – dỗi; vợ về ngoại lâu – dỗi; vợ mải chơi với con không đáp lời chồng hỏi ngay – dỗi… Hơi tí anh làm mặt lạnh là để vợ phải nhận là “sai”; hoặc nghe theo ý chồng. Thời gian của chị bên chồng có vài giờ/ngày; nhưng phần lớn chồng dỗi chị phải làm lành.
Chị đã nỗ lực làm việc nên đã có sự nghiệp vững chắc; nhưng thành công của chị là “tội” với chồng bởi anh cứ lẹt đẹt ở vị trí nhân viên; và hơi tí lại dỗi khiến chị luôn phải ý tứ, rồi xin lỗi; rồi làm lành… rất mệt mỏi mà không dám nói nửa câu vì chồng sẽ úp cho cái tội “coi thường chồng”; và làm mình mẩy kinh khủng hơn.
Có lần chị đi làm về thấy mặt chồng sầm sì biết là… dỗi rồi; chị cố vui vẻ nói cười; cả tháng sau hòa bình mới lập lại; chị mới hỏi vì sao dỗi thì suýt phát điên bởi cả tháng trời chị khổ sở chỉ vì: “Hôm ấy đi đâu mà tô son kỹ thế?”.
Cách xử lý chồng hay giận dỗi
Mỗi người có cách xử lý tính giận dỗi vặt của chồng khác nhau theo kiểu “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Chị Nhàn sau “vụ tô son” quyết làm chồng bớt dỗi bằng cách phớt lờ; trêu tức thêm. Hôm hai vợ chồng đi siêu thị chị giục chồng mua cái cân; chồng ngạc nhiên hỏi mua làm gì; chị tỉnh bơ bảo: “Mua về mỗi lần chồng nặng mặt thì cân xem được cả yến không!”; khiến chồng tức tím mặt mà không nói lại được.
Chị Thu cùng bơ chồng đi mỗi khi dỗi, rồi ba mẹ con đi chơi; xem phim, hát hò, gọi đồ ngon về ăn (vì chồng không ăn cùng thì chị không nấu), kệ cho chồng thích giận dỗi bao giờ hết thì thôi. Lên giường chồng vẫn giận dỗi quay lưng thì chị ăn mặc khêu gợi; mở điện thoại chat Facebook cười rúc rích; thậm chí mở cả phim có âm thanh khêu gợi khiêu khích chồng…
Có lần cả nhà đi nghỉ mát với nhà nội; theo thói quen anh mắng vợ như tát nước. Chị đã cố tình giận dỗi; bỏ về… làm anh và cả nhà ngạc nhiên. Sau này anh hỏi, chị bảo muốn chồng hiểu đã làm chị nhiều lần khó xử; xấu hổ, mệt mỏi thế nào. Chị còn nói sự giận dỗi của anh khiến chị hết tôn trọng rồi; chưa kể con cái sẽ bị ảnh hưởng tính cách của bố. Sau lần đó chồng thi thoảng vẫn dỗi; nhưng nhanh làm lành với vợ hơn; mãi rồi anh cũng phải hết hờn dỗi.
Bạn có cảm thấy đàn ông giận dỗi có đáng ghét không?
Theo Vera Xuân Hường (Chuyên gia tư vấn hôn nhân gia đình), phụ nữ hay giận hờn vu vơ; đàn ông cũng có những lúc giận dỗi như thế – đây là quy luật tình cảm bình thường; bởi con người không phải lúc nào cũng vui vẻ mà đôi lúc giận dỗi; bực bội vì những lý do nào đó.
Người vợ phải nắm bắt được tâm lý của chồng khi giận dỗi
Nếu chẳng may lấy phải chồng hay giận dỗi; hờn mát cũng rất khó chịu; nhưng không phải vì sự đáng ghét đó; mà đẩy hôn nhân tới căng thẳng; thậm chí ly hôn. Mỗi khi bực tức vì sự hờn dỗi của chồng; các bà vợ nên có những suy nghĩ như sau sẽ hóa giải được bực bội. Cụ thể:
– Chồng hay giận dỗi thường ít khi nói; hoặc tâm sự cho người khác biết. Khi thấy dấu hiệu giận dỗi chị em bình tĩnh, đừng hối thúc hỏi “sao anh dỗi; dỗi vì cái gì…” vì chồng sẽ lì; chẳng nói đâu. Cũng đừng vội vàng phán xét kẻo cơn giận dỗi có cơ hội phát triển thành cằn nhằn, cạnh khóe mà đau đầu. Tốt nhất là “xin lỗi trước” để làm lành cho gia đình yên ổn.
– Những ông chồng hay giận dỗi ra mặt rất dễ dỗ ngọt; ôm ấp dịu dàng một lúc là có thể hết dỗi. Quan trọng cần hiểu là chồng giận dỗi không phải là hết yêu; mà cần thời gian cho chồng yên tĩnh; và suy ngẫm mọi chuyện thấu đáo hơn.
– Khi chồng hay giận dỗi; và tự ái các bà vợ đừng quá quan trọng xem ai đúng ai sai; mà hãy yên tâm không lo giữ chồng vì bao nhiêu thời gian rảnh họ dành để nghĩ cách giận vợ rồi; không sợ họ ngoại tình đâu. Đừng bao giờ nghĩ sẽ thay đổi được ông chồng hay giận dỗi; mà chỉ có thể vợ thay đổi mình bằng cách yêu thương hơn để giữ chồng; kẻo lại tạo cơ hội cho người khác “dỗ” đi mất.
Các ông chồng hay giận dỗi cũng nên biết, phụ nữ ngưỡng mộ sự phóng khoáng, rắn rỏi; bao dung của đàn ông. Nếu thỉnh thoảng chồng giả vờ giận dỗi một chút để vợ dỗ dành có thể làm cuộc sống vợ chồng phong phú thêm. Nhưng nếu thường xuyên giận dỗi để được vợ dỗ; nịnh nọt hàng ngày là các anh đã đánh mất phong thái nam tính đĩnh đạc; còn khiến các bà vợ thấy chồng kém cỏi, tình cảm bị phai nhạt, mệt mỏi. Nếu chồng thường xuyên giận dỗi để dằn mặt vợ; bắt vợ phục tùng theo ý mình… còn là sự bạo hành tinh thần; khiến gia đình bất hòa, đổ vỡ.
Làm chồng mà hay dỗi thì chả mấy chốc vợ sẽ chán chồng yếu đuối; kém cỏi để đi tìm niềm vui khác. Đó cũng là lý do khiến phụ nữ ngả vào vai người đàn ông ga lăng, đa tình khác biết cách dỗ dành, che chở, vỗ về phụ nữ. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết tại trang OKZ nhé. Cám ơn bạn đã xem bài viết này.
Nguồn: giadinh.net.vn