Cơ chế hoạt động của Robot cứu hộ cứu người đuối nước
Công nghệ hiện nay luôn phát triển theo xu hướng phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội. Việc chế tạo các loại Robot cứu hộ cũng không ngoại lệ. Vì vậy, khi công nghệ robot cứu hộ được hoàn thiện, con người sẽ có thể ứng dụng chúng vào trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Như, công tác tìm kiếm cứu hộ nguy hiểm trong tình trạng thiên tai hay xung đột vũ trang; hay trong các chuyên ngành y khoa và sau đó sẽ là du lịch cũng như các ngành công nghiệp tiêu dùng.
Thực trạng người tai nạn đuối nước vẫn xảy ra. Mặc dù có nhân viên cứu hộ, nhưng điểm hạn chế có thể thấy là họ không phải lúc nào cũng có thể thấy và kiểm soát được ở dưới nước đang diễn ra điều gì. Thì việc làm thế nào để có một thiết bị công nghệ hỗ trợ là điều vô cùng cần thiết. Và ngay tại các hồ bơi, những robot này sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình như thế nào? Khả năng hỗ trợ của thiết bị công nghệ này cho các nhân viên cứu hộ như thế nào? Cùng khám phá đôi chút trong bài viết dưới đây nhé!
Robot cứu hộ sẽ ngoi lên từ dưới nước và cứu những người đuối nước ngay sau khi nhận được tín hiệu
Như đã đề cập, mặc dù nhân viên cứu hộ rất quan trọng để duy trì sự an toàn của các hồ bơi. Tuy nhiên họ không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy những gì đang xảy ra trên và dưới mặt nước. Đây là lý do tại sao nhiều vụ tai nạn đuối nước đáng tiếc vẫn xảy ra tại các bể bơi. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ thay đổi, bởi vì sẽ có một robot ẩn dưới nước có thể cứu con người.
Nguyên mẫu hiện tại của nó đang được phát triển bởi một nhóm kỹ sư từ Viện Fraunhofer. Việc chế tạo dựa vào những lý thuyết về Quang điện tử; Công nghệ Hệ thống và Khai thác Hình ảnh của Đức. Họ đang phát triển dự án này cùng với các đồng nghiệp từ cơ quan cứu hộ dưới nước ở thành phố Halle.
Cơ chế hoạt động của Robot
Phần chính của robot cứu hộ sẽ nằm dưới nước ở đáy bể bơi, bến tàu và những nơi khác. Thực hiện theo dõi các kiểu chuyển động và vị trí của người bơi trong bể bơi. Để thực hiện công việc này, sẽ tiến hành lắp đặt một hệ thống camera trên trần nhà. Khi một hệ thống máy tính dựa trên trí tuệ nhân tạo phát hiện có người đuối nước, nó sẽ gửi vị trí của họ cho robot.
Robot phản ứng bằng cách di chuyển đến các tọa độ được thông báo. Đồng thời, sử dụng camera trên bo mạch để xác định vị trí trực quan của người có dấu hiệu đuối nước. Sau đó, Robot sẽ nhô lên từ bên dưới để đưa những người đuối nước lên trên. Hoạt động này thực hiện dựa vào cơ chế như một chiếc phao. Nếu người bơi không phản ứng, cơ chế siết chặt sẽ giữ cơ thể người đó ở vị trí thích hợp trên đầu robot. Mục đích để cơ thể không bị trượt ra.
Robot cũng có thể được sử dụng trong hồ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, camera trên cao sẽ được gắn trên bóng bay. Hoặc gắn trên máy bay không người lái. Ngoài ra, do chất lượng nước không trong như bể bơi nên robot sẽ tiếp cận người bơi bằng cách sử dụng cảm biến âm thanh thay vì camera quan sát.
Thử nghiệm thành công Robot cứu hộ
Nguyên mẫu robot đã định vị thành công một hình nộm nặng 80kg xuống độ sâu 3 mét. Thành công này diễn ra trong một thử nghiệm được thực hiện tại hồ Hufeisensee ở thành phố Halle. Sau đó robot đã cố định hình nộm, thả nổi nó. Sau đó, nó vận chuyển hình nộm đi xa 40 mét tới cho đội cứu hộ ở trên bờ. Mọi thứ hoàn thành trong khoảng 2 phút. Phiên bản hiện tại của robot được chế tạo dựa trên khung của một phương tiện di chuyển dưới nước từ trước. Dù vậy, các nhà nghiên cứu cũng hy vọng sẽ chế tạo một mẫu riêng cho tương lai. Sẽ là thiết bị có thiết kế nhỏ hơn, nhẹ hơn và giá thành rẻ hơn.
Đây không phải là những nhân viên cứu hộ robot đầu tiên trên thế giới. Nhiều thiết bị có chức năng tương tự đã được sản xuất như robot EMILY, U-Safe và Dolphin 1. Chúng có thể đi trên mặt nước để giải cứu người bơi gặp sự cố. Hay thiết bị bay không người lái có tên Auxdron và Pars có thể thả các thiết bị nổi như phao cho người đuối nước từ trên không. Tuy nhiên, tất cả các thiết bị trên đều yêu cầu điều khiển từ xa theo thời gian thực. Thực hiện bởi các kỹ thuật viên trên bờ. Trong khi đó, hệ thống đang được phát triển có thể làm việc hoàn toàn tự động.
Nguồn: khoahoc.tv