Cách trị cảm cho bà bầu hiệu quả mà an toàn cho cả thai nhi

Cách trị cảm cho bà bầu hiệu quả mà an toàn cho cả thai nhi

Khi người phụ nữ mang thai, bất cứ vấn đề gì xảy ra đều có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Vấn đề này có thể khiến việc chữa trị trở nên khó khăn hơn.

Lúc chưa mang thai, có thể chị em chỉ cần dùng thuốc không kê đơn để chữa cảm một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, khi đã mang trong mình một hình hài bé bỏng thì bạn cần cân nhắc kĩ lưỡng cách này. Như vậy mới có thể đảm bảo an toàn cho bé yêu của mình.

Bởi lẽ khi phụ nữ mang thai, hệ miễn dịch của các mẹ sẽ suy giảm. Cùng với đó là những thay đổi trong cơ thể. Điều này có thể khiến bệnh cúm lâu khỏi hoặc trở nên trầm trọng hơn. Và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, mẹ bầu cần tìm hiểu và thực hiện các biện pháp chữa trị cúm sao cho đúng.

Vì vậy, những thành phần thiên nhiên, thực phẩm được biết đến là cách trị cảm cho bà bầu rất tốt. Mời các mẹ bầu đọc ngay những chia sẻ sau của OKZ để biết những cách chữa cảm hiệu quả và cực an toàn nhé!

Cách trị cảm cho bà bầu đơn giản với tỏi

Tỏi là gia vị không thể thiếu trong gian bếp nhà, nhưng cũng là một bài thuốc trị cảm cho bà bầu hiệu quả. Không chỉ chứa thành phần kháng sinh Allincin, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các virus gây bệnh. Tỏi cũng giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe bà bầu.

Uống nước ép tỏi, hoặc ăn tỏi sống là cách trị cảm cho bà bầu hiệu quả

Mẹ có thể giã nát tỏi sau đó cho vào nước nóng để xông mũi. Nếu muốn hiệu quả nhanh hơn, mẹ cũng có thể uống nước tỏi đã được giã nát. Những mẹ không chịu được mùi tỏi, bạn có thể thử ngâm tỏi với giấm.

Ngoài ra, để tăng cường sức đề kháng cũng như phòng ngừa cảm lạnh. Mẹ cũng nên thêm tỏi vào thực đơn các món ăn hàng ngày của mình. Nhất là trong lúc thời tiết giao mùa.

Chữa cảm cúm khi mang thai bằng lá tía tô, kinh giới

Tính cay ấm nên từ lâu, tía tô và kinh giới đã được xem là 2 vị thuốc dân gian trị cảm cúm, đau đầu, viêm họng. Có nhiều cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng tía tô và kinh giới. Nhưng đơn giản nhất là mẹ lấy 2 nắm lá này đun sôi với 2 chén nước. Đậy kín nắp và mở lửa lớn đun liên tục cho đến khi nước trong nồi còn lại chừng 1 chén nước thì đổ ra uống. Tốt nhất mẹ nên uống khi còn ấm.

Đơn giản hơn, để trị cảm cho bà bầu, mẹ có thể nấu một tô cháo trứng sau đó thêm tía tô và kinh giới. Đây là món ăn vừa bổ dưỡng vừa trị cảm cho bà bầu hiệu quả.

Cách trị cảm cho bà bầu đơn giản với nước muối

Súc miệng bằng nước muối và dùng nước muối pha loãng để vệ sinh mũi cũng là cách hiệu quả để điều trị cảm cúm tại nhà. Những mẹ bầu bị nghẹt mũi có thể thêm 2,3 giọt tinh dầu vào nước nóng và xông mũi trong khoảng 15 phút. Như vậy mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Tăng cường dinh dưỡng, nhất là vitamin C sẽ giúp bà bầu vượt qua cơn cảm cúm nhanh hơn

Một số cách trị cảm khác mà mẹ bầu có thể tham khảo

  • Dùng một số loại thức uống có công dụng trị cảm lạnh như: trà chanh với mật ong, trà gừng với chanh, trà hoa cúc…
  • Uống nước ấm: nước ấm giúp bổ sung nước, ngăn ngừa nghẹt mũi. Và giúp tránh tình trạng khô rát mũi và họng.
  • Xông mũi bằng nước ấm: mẹ chuẩn bị một chậu nước ấm nhỏ. Sau đó trùm khăn kín đầu và úp mặt cách chậu nước vừa đủ để không quá nóng. Hơi nước bốc lên sẽ giúp cho mẹ cảm thấy dễ chịu. Nước mũi cũng sẽ được loại bỏ nhanh hơn.
  • Bổ sung vitamin C: để tăng cường khả năng miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại các loại vi khuẩn, vi-rút tốt hơn. Cam, quýt, bưởi, chanh là một số trái cây có thể hỗ trợ tăng cường vitamin C cho mẹ.
  • Dùng dầu tràm: người xưa đã dùng tinh dầu tràm hay bạc hà để trị cảm từ rất lâu. Các loại dầu này giúp thông mũi và diệt khuẩn rất tốt. Nếu xoa trực tiếp, mẹ nên lưu ý mỗi lần sử dụng chỉ nên dùng một ít dầu để tránh gây khó chịu. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng dầu tràm để xông mũi.
  • Ngủ đủ giấc: một giấc ngủ chất lượng cũng là cách giúp mẹ phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, có một số trường hợp, mẹ sẽ bị nghẹt mũi và trào đờm ngược khi nằm. Vì vậy, mẹ cần dùng gối cao để có được cảm giác thoải mái hơn khi ngủ.
  • Bổ sung một số thực phẩm khác: ngoài việc bổ sung vitamin C, mẹ cũng có thể ăn thêm những thực phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng và giải cảm khác như việt quất, nam việt quất, hành tây, trà đen, trà xanh,…

Những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

So với người bình thường, phụ nữ mang thai đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây cảm cúm. Hơn nữa, do có sức đề kháng yếu hơn nên mẹ bầu rất dễ bị cảm cúm, cảm lạnh thậm chí có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Và chỉ có bác sĩ mới có thể đưa ra lời khuyên đúng và tốt nhất trong tất cả các trường hợp. Các cách trị cảm cho bà bầu trên chỉ mang tính tham khảo. Tốt hơn hết, mẹ vẫn nên đến bệnh viện kiểm tra để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Lời khuyên của bác sĩ dành cho các mẹ bầu bị cảm

– Uống đủ 2-3 lít nước trong ngày để tăng cường lượng máu huyết lưu thông

– Xoa bóp người với gừng bằng cách dùng củ gừng tươi đã rửa sạch, dùng cối giã nhuyễn cả vỏ. Đánh gió cho đến khi người nóng ấm lên

– Xông hơi thảo mộc với các loại lá xông như lá sả, lá bưởi, lá ngũ trảo, kinh giới, ngải cứu,… Trong lúc xông, mẹ nên dùng mền trùm lên phần đầu mặt cổ để giữ hơi nóng. Hít thở chậm và sâu để sát trùng vùng mũi và họng. Nhưng cần lưu ý tránh để bụng và thai tiếp xúc gần với hơi nóng. Sau khi xông, mẹ dùng khăn khô lau mồ hôi, thay quần áo khô và nghỉ ngơi.

– Dùng cháo với các gia vị cay nóng giúp giải cảm như tía tô, kinh giới, hành tươi, tiêu, …

Mẹ cần lưu ý trong trường hợp cảm nặng có kèm bội nhiễm. Niêm khoang mũi họng có dấu hiệu như ho đàm đặc xanh hay vàng, hoặc chảy nước mũi đặc xanh. Khi đó, mẹ bầu nên thăm khám bác sỹ để được tư vấn. Đồng thời có biện pháp điều trị phù hợp.

Tạm kết

Với những người bình thường, cảm cúm có thể nhanh chóng dứt điểm chỉ sau vài liều thuốc. Tuy nhiên, với bà bầu, việc sử dụng thuốc sẽ bị ít nhiều hạn chế. Trên thực tế, cũng có khá nhiều loại thuốc dành riêng cho phụ nữ mang thai khi bị cảm cúm. Vì vậy, việc chữa cảm cúm cho bà bầu không phải là thách thức quá khó. Chúc các mẹ bầu luôn mạnh khỏe!

Nguồn: huggies.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *