Bị sốt khi mang thai có ảnh hưởng xấu đến thai khi không?

Bị sốt khi mang thai có ảnh hưởng xấu đến thai khi không?

Theo tờ Whattoexpect thì trong thời kỳ mang thai, rất khó để có thể biết được mẹ bầu đang sốt hay không. Hay liệu  cơ thể mẹ bầu chỉ hơi nóng thôi. Trong thời kỳ mang thai, hầu hết chị em phụ nữ đều cảm thấy cơ thể mình trở nên nóng hơn. Thậm chí nhiều khi còn cảm thấy như đang “bốc hoả”, người lúc nào cũng “hừng hực” như Hỏa Diệm Sơn vậy. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do nội tiết tố của phụ nữ khi mang bầu có sự thay đổi. Do vậy mà khi thai nhi ngày càng lớn dần lên thì cơ thể mẹ bầu cần tỏa càng nhiều nhiệt.

Rõ ràng việc bị sốt khi mang thai sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến cho rằng bà bầu bị sốt cũng gây ảnh hưởng cho thai nhi trong bụng. Vậy chị em phụ nữ bị sốt khi mang thai có ảnh hưởng đến em bé trong bụng hay không? Liệu có cách nào giúp mẹ bầy hạ sốt nhanh chóng, an toàn và hiệu quả không? Tìm hiểu cùng OKZ ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Sốt khi mang thai

Sốt khi mang thai là tình trạng mà mẹ bầu rất dễ gặp phải do hệ miễn dịch của bạn trong thời gian này bị suy yếu, không còn mạnh mẽ như trước.

Sốt là phản ứng của cơ thể trước quá trình bệnh lý, biểu hiện rõ nhất là thân nhiệt tăng cao hơn 37 độ C. Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt do nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng… xâm nhập vào cơ thể thông qua các con đường hô hấp, tiêu hóa và đường máu.

Sốt có nhiều mức độ khác nhau. Nếu sốt từ 37,5 – 38 độ C được coi là sốt nhẹ và ít ảnh hưởng đến thai nhi. Sốt từ 38 độ C trở lên được cho là nặng. Nếu sốt kéo dài và không có mức độ thuyên giảm có thể gây nguy hiểm đến thai nhi: sinh non, sảy thai, dị tật bẩm sinh, nhiễm khuẩn huyết thai kỳ… Do đó, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý, đi khám ngay để phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Nguyên nhân gây sốt khi mang thai

Trong giai đoạn bầu bí, hệ miễn dịch của mẹ bầu thường trở nên yếu vì phải bảo vệ đến hai cơ thể. Do đó, mẹ dễ bị nhiễm bệnh. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra sốt khi mang thai:

1. Bệnh cảm thông thường
2. Bệnh cúm
3. Sốt khi mang thai do nhiễm trùng đường tiểu (UTI)
4. Sự xâm nhập của virus đường tiêu hóa
5. Viêm màng ối
6. Bệnh thứ năm (truyền nhiễm siêu vi trùng parvovirus B19)
7. Bệnh truyền nhiễm Listeria (Listeriosis)
8. COVID-19
Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến các bệnh lý mà các bà bầu có thể đã mắc phải từ trước nên ảnh hưởng đến cơ thể, gây nên triệu chứng sốt. Một số căn bệnh mà các mẹ thường mắc phải như: bệnh cường giáp, viêm phổi, viêm amidan, nhiễm trùng thận, gan,…

Hầu hết biểu hiện sốt sẽ đi kèm với các triệu chứng khác vì vậy chúng ta có thể phát hiện ra nguyên nhân gây ra sốt. Từ đó sẽ có phương pháp điều trị sớm và hiệu quả. Tuy nhiên, có khá nhiều trường hợp bệnh nhân bị sốt cao nhưng không rõ nguyên nhân gây sốt. Xuất hiện quá nhiều triệu chứng kèm theo sốt cùng một lúc. Hoặc lúc xuất hiện triệu chứng này nhưng ngay sau đó lại xuất hiện triệu chứng khác hoàn toàn. Thậm chí các bác sĩ nếu không có chuyên môn cao cũng khó lòng chẩn đoán chính xác bệnh tình ngay từ lần đầu tiên. Dẫn tới tình trạng sốt kéo dài không thuyên giảm. Ảnh hưởng đến cả sức khỏe người mẹ và thai nhi.

Bà bầu bị sốt có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Thực tế, theo các chuyên gia, không phải tất cả các trường hợp bà bầu bị sốt đều ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng. Vậy bà bầu bị sốt bao nhiêu độ là nguy hiểm cho bé? Chỉ những trường hợp mẹ bầu sốt cao trên 39,5 độ C mới có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo những trường hợp thân nhiệt tăng cao hay bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu. Cũng đều có thể tác động xấu đến bé con. Đó là nguyên nhân các mẹ bầu 3 tháng đầu không nên tắm bồn nước nóng, hoặc tắm hơi, xông hơi…

Bà bầu bị sốt ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?

So với thân nhiệt bà bầu, thân nhiệt của em bé trong bụng mẹ cao hơn hẳn 1 độ C. Hơn nữa, thân nhiệt của thai nhi cũng khó giảm hơn, do bé không thể đổ mồ hôi.

Thống kê cho thấy, những trường hợp bà bầu bị sốt cao hơn 39 độ. Thai nhi có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh cao hơn bình thường. Rủi ro này đặc biệt cao với những mẹ mang thai từ tuần 4-14. Những trường hợp bà bầu bị sốt ở 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối không do nhiễm trùng tử cung. Thường không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu bị sốt trên 39 độ C rất nguy hiểm, cần áp dụng các biện pháp hạ sốt ngay.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân của việc này là do hoạt động chuyển hóa protein trong giai đoạn đầu của thai kỳ khá “nhạy cảm” với nhiệt độ. Nhiệt độ cơ thể mẹ bầu tăng cao có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sinh lý này. Dẫn đến dị tật bẩm sinh, sẩy thai hoặc các vấn đề khác.

Bà bầu bị sốt có gây sẩy thai hay không?

Mất thai, hoặc sẩy thai, xảy ra trong khoảng 20% thai kỳ. Sốt không nhất thiết gây ra mất thai. Nhưng nó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nhiễm trùng có nguy cơ gây mất thai. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy rằng nhiễm trùng có thể gây ra 15% trường hợp mất thai sớm. Và lên tới 66% ở giai đoạn sau.

Cách hạ sốt nhanh cho bà bầu an toàn và hiệu quả

Dù bà bầu bị sốt ở giai đoạn nào trong thai kỳ đi chăng nữa, việc nhanh chóng hạ thân nhiệt là điều cần làm đầu tiên. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không nên sử dụng thuốc hạ sốt. Bởi một số loại thuốc hạ sốt thông thường có thể gây tác dụng phụ với sức khỏe mẹ và bé. Thậm chí có thể dẫn đến sinh non, sảy thai hoặc dị tật thai nhi. Mẹ bầu nên hết sức lưu ý!

Bà bầu bị sốt trên 39 độ C rất nguy hiểm, cần áp dụng các biện pháp hạ sốt ngay.

  •  Dùng khăn thấm nước ấm lau khắp cơ thể để tăng khả năng tản nhiệt qua da. Dùng khăn lau các vị trí cổ, ngực, nách, bẹn để hạ sốt hiệu quả hơn. Liên tục dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ của cơ thể mẹ bầu cho đến khi nhiệt độ giảm xuống còn 38 độ C.
  •  Mở các cửa cho thông thoáng, không khí mát mẻ sẽ mẹ bầu hạ sốt an toàn nhanh chóng. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tránh ngồi ngay trước hướng gió cũng như không để gió thổi trực tiếp vào người để tránh bị cảm lạnh.
  •  Mẹ có thể dùng lòng trắng trứng như một miếng gel lạnh để hấp thu nhiệt lượng cơ thể. Cách làm rất đơn giản. Mẹ chỉ cần tách lòng trắng trứng sau đó ngâm một chiếc khăn mỏng và đắp lên lòng bàn chân. Khi khăn khô vì hấp thụ nhiệt, tiếp tục thay khăn mới cho đến khi thân nhiệt giảm xuống.
  •  Tăng cường bổ sung chất lỏng cho cơ thể. Khi sốt, cơ thể bị mất một lượng nước đáng kể. Uống nhiều nước lọc và nước trái cây. Chẳng hạn như nước ép cam sẽ vừa giúp bù nước, vừa bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Tạm kết

Không phải tất cả những trường hợp bị sốt khi mang thai đều ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hết sức cẩn thận. Đặc biệt cần tham vấn bác sĩ chuyên khoa để có cách điều trị phù hợp.

Nguồn: huggies.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *