Bé ăn dặm như thế nào là đúng cách và đủ chất dinh dưỡng?

Bé ăn dặm như thế nào là đúng cách và đủ chất dinh dưỡng?

Từ xưa đến nay, việc cai sữa luôn là một vấn đề khó khăn và phiền phức đối với các bà mẹ bỉm sữa. Một số bà mẹ nấu ăn cho con theo nhiều tiêu chuẩn, trong khi những người khác không có bất kỳ quy tắc nào. Khẩu vị của mỗi bé đều rất khác nhau, vì vậy không có một công thức thức ăn quen thuộc nào dành cho tất cả các bé. Tuy nhiên, việc cho bé ăn dặm đúng theo khuyến cáo là rất quan trọng, vì việc cai sữa sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn dặm sau này của bé và giúp tối ưu hóa thể chất và trí não của bé.

Một hiểu lầm khác là các mẹ cho rằng ăn dặm bổ dưỡng hơn uống sữa ngoài nhưng trong 6 tháng đầu đời, trẻ chỉ có thể hấp thụ sữa mẹ dưới dạng thức ăn lỏng. Hơn 6 tháng, nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng cao nên đây là thời điểm thích hợp để cho bé ăn dặm. Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về những tiêu chuẩn ăn dặm của trẻ để có thể chăm sóc trẻ một cách tốt nhất!

Ăn dặm phải đúng thời điểm

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi; vì lúc này hệ tiêu hóa của bé lúc này mới phát triển tương đối hoàn chỉnh; để có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy, mẹ đừng vội cho bé ăn dặm quá sớm; mà hãy cho bé thời gian phát triển hệ tiêu hóa cũng như khả năng phản xạ nhai, nuốt.

Ăn dặm phải đúng thời điểm

Có thể mẹ không biết, nhưng việc quyết định khi nào cho bé ăn dặm; có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thói quen ăn uống và sức khỏe của bé. Ăn dặm trễ, cơ thể bé sẽ không được bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển. Ngược lại, ăn quá sớm lại làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con. Vì vậy, chọn đúng thời điểm là bước đầu tiên và quan trọng nhất; mẹ cần chú ý nếu muốn cho bé ăn dặm đúng cách.

Tiêu chuẩn trẻ có thể bắt đầu ăn dặm

  • Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh.
  • Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.
  • Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.
  • Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó (từ chối thức ăn không thích).
  • Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (cho vật gì vào miệng bé cũng đẩy ra, trừ núm vú).
  • Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa.
  • Bạn hãy chọn đúng thời điểm bé đã sẵn sàng để bắt đầu cuộc hành trình ăn dặm cùng con yêu !

Ăn dặm đúng cách

Ăn dặm đúng cách

Cũng giống như những thay đổi khác đến với bé, việc ăn dặm nên được thực hiện từ từ. Bạn nên bắt đầu cho bé ăn dặm vào giữa các cử sữa mỗi ngày 1 lần. Sữa mẹ hay sữa bột vẫn nên được duy trì là nguồn cung cấp dưỡng chất chính trong khi bắt đầu cho bé ăn dặm.

Ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc dần

Ban đầu, mẹ lưu ý cho trẻ ăn dặm đúng cách bằng muỗng nhựa mềm; để tránh làm tổn thương nướu răng của bé và nên bắt đầu với một lượng ít và loãng. Một khi bé đã quen với chế độ dinh dưỡng mới, mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm và tăng độ đặc.

Ăn từ ngọt đến mặn

Ăn từ ngọt đến mặn

Khi mới tập cho trẻ ăn dặm đúng cách, mẹ nên bắt đầu với những thực phẩm có vị ngọt; như táo, chuối, khoai lang (vì gần giống sữa mẹ, bé không cảm thấy bị thay đổi đột ngột). Cách tốt nhất là nghiền mịn và trộn với sữa mẹ; hay sữa bột trong lần đầu tiên để bé có được khẩu vị quen thuộc. Rồi sau đó mới cho bé thử đến các loại rau, thịt cá. Mẹ không nên nêm muối, bột ngọt hay bột nêm vào thức ăn của con.

Làm quen với thực phẩm mới trong 3-5 ngày

Đây là cách giúp phát hiện bé có dị ứng với thực phẩm hay không. Sau thời gian này, nếu bé không có biểu hiện lạ, mẹ có thể cho bé thử món khác. Nếu bạn lo ngại bé có phản ứng với một loại thức ăn cụ thể nào đó; hãy nói chuyện ngay với bác sĩ.

Nên chọn thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm khi cả bạn và bé đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Nếu bé không chịu một loại thực phẩm nào đó, hãy ngưng một vài ngày, sau đó bắt đầu trở lại.

Chế độ ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm

Chế độ ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm

Khi bé đã quen với việc ăn dặm, bạn nên cho bé ăn chén bột hoặc cháo hoàn chỉnh với bốn nhóm thực phẩm sau:

Nhóm cung cấp bột đường: gạo, bột, khoai. Với trẻ mới bắt đầu ăn dặm không nên trộn thêm gạo nếp; (gây đặc khó ăn), không nên trộn ý dĩ, hạt sen, đậu xanh; vì dễ gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu cho trẻ. Với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm; để tránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu: nên chế biến súp khoai tây; thịt bò xay, bún, phở, bánh đa,… để trẻ hào hứng với bữa ăn.

Nhóm cung cấp chất đạm: thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩm giàu đạm; dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm; sau đó cho trẻ ăn đa dạng thịt bò, cá, tôm, cua… (khi sang tháng tuổi thứ 7).

Chế độ ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm

Nhóm cung cấp chất béo: trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…); với tỷ lệ tốt nhất là 6:4, do đó nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi…); riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.

Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: rau xanh và củ quả. Lưu ý đây là nhóm hầu như không cung cấp năng lượng nên không cho quá nhiều vào bữa bột; cháo của trẻ gây thấp năng lượng khẩu phần khiến trẻ chậm lên cân. Với trẻ bắt đầu ăn dặm nên chọn phần lá rau xanh mềm; và bỏ phần cuống rau để tránh gây lợn cợn. Nếu trẻ táo bón có thể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều.

Tìm hiểu một số cách ăn dặm

Ăn dặm kiểu truyền thống

Bạn sẽ nấu chén cháo (chén bột) đủ thành phần dinh dưỡng (như đã hướng dẫn) và đút cho bé ăn bằng muỗng.

Ăn dặm kiểu Mỹ

Ăn dặm kiểu Mỹ

Bạn sẽ thái thức ăn thành lát mỏng, bày lên khay đựng thức ăn sạch; và cho bé ngồi tự lấy thức ăn đưa vào miệng bằng tay. Với phương pháp này bé hoàn toàn chủ động trong việc ăn nên bé sẽ hứng thú và không có tâm lý sợ ăn. Tuy nhiên bé có thể chơi đùa vung vãi và ăn lượng thức ăn không đủ như mong muốn.

Ăn dặm kiểu Nhật

Có thể nói đây là phương pháp cầu kì nhất, tốn nhiều thời gian của mẹ nhất. Bạn sẽ nấu thức ăn đủ bốn nhóm thành phần dinh dưỡng, tuy nhiên chúng ta không nấu chung vào một chén mà sẽ chia ra mỗi nhóm thực phẩm một chén nhỏ riêng. Trẻ sẽ được nếm riêng từng loại để cảm nhận mùi vị và không bị ngán trong bữa ăn.

Mỗi kiểu ăn khác nhau có ưu điểm và khuyết điểm riêng. Chúng ta sẽ lựa chọn kiểu ăn tùy theo từng bé,tâm lý, khẩu vị, môi trường sống hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra bạn có thể phối hợp giữa kiểu ăn dặm truyền thống với hiện đại để tăng hứng thú trong bữa ăn cho trẻ mà vẫn đảm bảo lượng thức ăn theo nhu cầu.

Nguồn: Phuongchau.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *